Báo cáo tổng hợp về kết quả điều tra về đói nghèo có sự tham gia của người dân (PPA) do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ ở một số tỉnh của VN( 1999)

Một phần của tài liệu Giáo trình An sinh xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 57 - 59)

III- Phương pháp tiếp cận mới về an sinh xã hội: quản lý rủi ro: 1 Rủi ro, bản chất rủi ro và phân biệt rủi ro:

5 Báo cáo tổng hợp về kết quả điều tra về đói nghèo có sự tham gia của người dân (PPA) do Ngân hàng thế giới (WB) tài trợ ở một số tỉnh của VN( 1999)

Thất bát do hạn hán, bão lụt

Thu nhập giảm Gia súc bị chết, bị dịch Thu nhập giảm

Bản chất của những rủi ro ảnh hưởng đến an sinh của các gia đình:

Suy cho cùng, cuộc sống của mọi người dân ở khắp nơi trên thế giới đều có thể bị rủi ro, đó là điều khó tránh được hoàn toàn. Vấn đề cơ bản là ngăn ngừa tối đa khả năng xảy ra của rủi ro, và nếu khi không thể ngăn ngừa được, thì hậu phải giảm thiểu tới mức tối đa hậu quả của nó; đừng để hậu quả của rủi ro làm mất đi sự an sinh của con người.

Nếu mỗi gia đình có sức đề kháng tốt trước những biến động (rủi ro) và nếu các thị trường, cơ chế cộng đồng hoạt động tốt thì khi xảy ra rủi ro với hộ gia đình thì có khi hộ gia đình không cần đến sự can thiệp từ bên ngoài nhưng khi rủi ro xảy ra diện lớn, nặng nề, nhất định sẽ tác động tới từng gia đình.

Mỗi nước, mỗi vùng, tuỳ theo vị trí địa lý cũng như tình hình kinh tế- xã hội của địa phương mà có thể phải chịu đượng mối đe doạ của những loại rủi ro khác nhau. Rủi ro về thu nhập biểu hiện dưới nhiều hình thức, nó có thể ảnh hưởng tới từng cá nhân, hộ gia đình khi có người ốm đau, thất nghiệp hoặc mùa vụ thất bát. Rủi ro về thu nhập cũng có thể ảnh hưởng đến cả một cộng đồng, thậm chí cả một quốc gia do bệnh dịch, thiên tai, các vấn đề về môi trường hoặc lạm phát...Khi đánh giá rủi ro và hậu quả của rủi ro, cần thiết phải xem xét và phân biệt rõ ba tiêu chí quan trọng sau đây:

Tính trạng nghiêm trọng/ không nghiêm trọng của rủi ro: trong đời sống mỗi gia đình, có một số sự việc xuất hiện ít thường xuyên nhưng lại có tác động nghiêm trọng về thu nhập như tuổi già, chết, tàn tật, ốm đau, thất nghiệp thường xuyên, mất việc làm do thay đổi công nghệ. Những rủi ro này có thể gây khó khăn, mất an sinh của hộ gia đình và sự khó khăn của một hộ gia đình này có thể "lây lan" sang cho hộ gia đình khác, nếu như khả năng tài chính của hộ gia đình không đủ để đối phó. Cũng có những rủi ro gây mất

ổn định về thu nhập tuy ở mức độ nhẹ hơn nhưng lại thường xảy ra hơn như ốm đau, mất mùa, thất nghiệp tạm thời….Biện pháp bảo vệ đối với những rui ro không nghiêm trọng này không nhất thiết phải có sự lây lan sang các hộ khác. Nếu có những cơ chế phù hợp, các hộ gia đình có thể sử dụng tiền tiết kiệm, các khoản vay hoặc hoặc phần quà được tặng mà không có sự lây lan từ những hộ gia đình khác với nhiều thời gian hơn.

Rủi ro đặc biệt nghiêm trọng/ rủi ro gây ra sự di chuyển: đây là loại rủi ro gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như trong gia đình vừa có người chủ bị bệnh hiểm nghèo, hoặc chết kèm theo thiên tai, mất mùa và các rủi ro khác làm kinh tế gia đình quyệt quệ, không thể nào vực dậy lại được hoặc trưòng hợp gia đình bị rủi ro quá lớn, không thể sống ở địa phương cũ của mình mà phải di chuyển nơi ở: bán hết đất đai, ruộng vườn đi về nông thôn, hoặc lên miền núi, đi khai hoang…Thực tế cho thấy, hiện nay, đã có nhiều biện pháp đối phó với rủi ro đặc nghiêm trọng như bằng sự nỗ lực nhiều phía, trong đó đặc biệt quan trọng là sự hỗ trợ của nhà nước, thị trường và cộng đồng xã hội nhưng người ta lại chưa có nhiều biện pháp hữu hiệu để đối phó với những rủi ro gây ra sự di chuyển. Rủi ro gây ra sự di chuyển có thể gây thiệt hại đặc biệt nặng nề làm cho các hộ gia đình không còn điều kiện để quay lại cộng đồng của họ để nhận được sự giúp đỡ.

Rủi ro chỉ xảy ra một lần và rủi ro xảy ra liên tục, thường xuyên, lặp đi lặp lại: khi phân lợi rủi ro, phải đặc biệt lưu sự phân biệt thứ ba này. Loại rủi ro chỉ xảy ra một lần dễ khắc phục hơn nhiều so với loại rủi ro mang tính chất "phản ứng dây chuyền", rủi ro có sự tác động lẫn nhau, ví dụ hạn hán kéo theo bệnh tật và tử vong hoặc những rủi ro lặp lại thường xuyên, như hạn hán (năm nào cứ đến mùa khô cũng hạn hán nặng)….

Một phần của tài liệu Giáo trình An sinh xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 57 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)