III- Phương pháp tiếp cận mới về an sinh xã hội: quản lý rủi ro: 1 Rủi ro, bản chất rủi ro và phân biệt rủi ro:
2- Các chiến lược quản lý rủi rovề thu nhập:
Trong một thế giới chưa hoàn hảo, có rất nhiều chiến lược giúp các hộ gia đình quản lý tốt hơn rủi ro thu nhập. Trên cơ sở nghiên cứu các rủi ro xã hội
người ta đưa ra 3 chiến lược chính để quản lý rủi ro từ xa đến gần, bao gồm: 1) Ngăn ngừa rủi ro; 2) Giảm nhẹ rủi ro; 3) đối phó rủi ro.
Ngăn ngừa rủi ro: làm ngăn chặn hoặc giảm sự xuất hiện của rủi ro gây
nên giảm hoặc mất thu nhập của người dân. Trách nhiệm ngăn ngừa rủi ro thuộc về trách nhiệm trước hết là của nhà nước và của các tổ chức kinh tế. Những chiến lược này gồm các chính sách kinh tế đúng đắn, chính sách y tế, xã hội, chính sách môi trường…
Liên quan đến bản chất thay đổi của rủi ro và yếu thế trong thiên niên kỷ mới này, ở mỗi nước có những vấn đề rất khác nhau.
a) Các chương trình phòng ngừa rủi ro từ xa ( ngăn ngừa ngoài an sinh xã hội): - Phòng ngừa, quản lý thiên tai;
- Quản lý tai nạn, thương tật;
- Các chương trình thị trường lao động;
- Phát triển các dịch vụ y tế, giáo dục làm cho mọi người dân có khẳ năng tiếp cận được các chương trình, dịch vụ đó.
b) Các chương trình ngăn ngừa rủi ro bằng việc đầu tư, tăng khả năng/ năng lực của các nhóm người yếu thế để có thể tránh được hoặc kiểm soát được bất kỳ một tác động bất lợi nào trong tương lai mà không cần đến sự trợ giúp từ bên ngoài (ngăn ngừa thuộc an sinh xã hội):
- Các chính sách kinh tế vĩ mô;
- Các chính sách về y tế, giáo dục, nông nghiệp và môi trường; - Các chính sách phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản;
- Hệ thống thể chế và luật pháp;
- Các chính sách về đất đai, vật nuôi, tài chính, tín dụng…
Chiến lược ngăn ngừa rủi ro không chỉ là trách nhiệm của các tổ chức kinh tế, mà vai trò lớn nhất là của nhà nước.
Giảm nhẹ rủi ro: làm dịu bớt các rủi ro. Với các chiến lược giảm nhẹ rủi ro thu nhập thì đây là sự làm dịu rủi ro thông qua cải thiện hoặc cung cấp các công
cụ nhằm làm giảm sự khác biệt về thu nhập với trợ giúp cùng đóng góp từ chi phí không thường xuyên để đạt được mức thu nhập mong muốn. Các hình thức can thiệp từ bên ngoài nhằm giảm nhẹ rủi ro gồm:
- Chính sách đa dạng hoá trong đầu tư; - Chuyển nhượng tài sản;
- Phát triển dịch vụ tiết kiệm, khuyến khích tiết kiệm của người nghèo và người yếu thế; phát triển tín dụng vi mô;
- Phát triển các luật, chính sách có liên quan ( luật về tài sản, luật hôn nhân và gia đình, chính sách bảo vệ phụ nữ và trẻ em, luật thừa kế…)
Đối với cấp hộ gia đình, giảm nhẹ rủi ro cũng có nhiều biên pháp, các gia đình một mặt, phát triển kinh tế làm cho nền tảng kinh tế hộ gia đình vững vàng hơn, mặt khác, giảm khả năng bị tổn thương bằng cách đầu tư vào các hoạt động kinh doanh khác nhau; tham gia các hình thức bảo hiểm tự nguyện như bảo hiểm tài sản, thiết bị; bảo hiểm y tế, hưu trí…Đối với các nước phương Đông, khi mối quan hệ là một tài sản lớn để khi" tối lửa, tắt đèn có nhau" người ta rất chú ý đến đầu tư xã hội. Đây là một loại đầu tư đặc biệt, tạo mối quan hệ tốt đẹp, gần gũi với hàng xóm, láng giềng, người đồng hương… khi người khác gặp rủi ro, bất hạnh, khó khăn thì ta giúp đỡ, đến khi mình gặp khó khăn thì được bè bạn, hàng xóm láng giềng giúp đỡ "mình giúp người, người giúp mình". Chính vì thế, người VN vẫn có câu:"giàu vì bạn, sang vì vợ".
Đối phó với rủi ro: cách để giảm bớt hoặc xoá bỏ ảnh hưởng của tình trạng rủi ro, cải thiện các hình thức chuyển nhượng và các biện pháp trợ giúp thu nhập khác trong trường hợp rủi ro về thu nhập xuất hiện.
Mô hình chính của đối phó rủi ro gồm tiết kiệm, vay hoặc dựa vào sự chuyển nhượng của cá nhân, xã hội mà không đòi hỏi đến sự đền bù. Dù đã có những công cụ chính thức, không chính thức này nhưng Nhà nước vẫn đóng vai trồ quan trọng trong việc đối phó với sự biến đổi của thu nhập nếu có rủi ro. Các hộ gia đình có thể không tiết kiệm đủ để đối mặt với những rủi ro lâu dài dưới nhiều dạng làm kiệt quệ nguồn tài chính và không đáp ứng đủ tiêu dùng của họ. Các hộ
gia đình có thể đã tích luỹ những tài sản quan trọng cho tuổi già, nhưng vẫn phải đối mặt với những bất trắc trong suốt cuộc đời của mình. Các hình thức can thiệp từ để đối phó ( khắc phục) rủi ro gồm:
- Bài tài sản vật chất và tài chính - Vay mượn bà con hoặc ngân hàng - Di cư
Các hình thức thông qua chính sách an sinh xã hội: - Chuyển nhượng chính thức, trợ cấp xã hội; - Chương trình hỗ trợ đột xuất do thiên tai;
- Chương trình trợ cấp giá ( ví dụ giá thực phẩm…); - Chương trình việc làm công cộng;
- Các hình thức chuyển nhượng, tài trợ, trợ giúp khác
Để đánh gia một cá nhân hoặc một hộ gia đình nào đó có khả năng thế nào trong việc đối phó với ruỉ ro, không chỉ cần thiết đánh giá tài sản vật chất như nhà cửa, ruộng vườn, tiền bạc, các lạo bảo hiểm anh ta có được mà còn cần thiết phải đánh giá mối quan hệ xã hội của cá nhân/ hộ gia đình đó. Mối quan hệ này gồm có cả quan hệ trong gia đình mở rộng, quan hệ chòm xóm, quan hệ xã hội khác như đã nói ở trên để được giúp đõ khi khó khăn, hoạn nan.
Bảng: So sánh các hình thức can thiệp thuộc cơ chế của an sinh xã hội và ngoài an sinh xã hội
Can thiệp ngoài an sinh xã hội Can thiệp của an sinh xã hội Ngăn ngừa rủi ro
- Các chính sách kinh tế vĩ mô - Các chính sách về y tế, giáo
dục, nông nghiệp và môi trường;
- Các chính sách phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản;
- Hệ thống thể chế và luật pháp;
- Các giải pháp giảm thiểu các rủi ro do thất nghiệp, thiếu việc làm, phân phối bất bình đẳng;
- Tiêu chuẩn an toàn và vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
- Các chính sách hỗ trợ người tàn tật;
- Các chính sách về đất đai, vật nuôi, tài chính, tín dụng…
tiêu cực đối với lao động trẻ em;
- Chính sách chống phân biệt đối sử tại nơi làm việc;
- Các quỹ cộng đồng;
- Cac chương trình việc làm công cộng;
Giảm nhẹ (giảm thiểu) rủi ro
- Chính sách đa dạng hoá trong đầu tư;
- Chuyển nhượng tài sản;
- Phát triển dịch vụ tiết kiệm, khuyến khích tiết kiệm của người nghèo và người yếu thế; - Phát triển tín dụng vi mô;
- Phát triển các luật, chính sách có liên quan (luật về tài sản, luật hôn nhân và gia đình, chính sách bảo vệ phụ nữ và trẻ em, luật thừa kế…)
- Chương trình bảo hiểm thất nghiệp, tuổi già, tử tuất, ốm đau…
- Các chương trình bảo hiểm dựa trên cơ sở thị trường hoặc các hình thức cộng đồng, phi chính phủ;
- Hỗ trợ phát triển quỹ cộng đồng, quỹ xã hội;
- Chương trình tín dụng, việc làm công cộng….;
Đối phó ( khắc phục) rủi ro
- Bài tài sản vật chất và tài chính - Vay mượn bà con hoặc ngân hàng - Di cư
- Chuyển nhượng chính thức, trợ cấp xã hội; - Chương trình hỗ trợ đột xuất do thiên tai; - Chương trình trợ cấp giá ( ví dụ giá thực phẩm…);
- Chương trình việc làm công cộng;
- Các hình thức chuyển nhượng, tài trợ, trợ giúp khác;