V- Những tác nhân tiêu cực đe doạ an sinh xã hội trên phạm vi toàn thế giới (tính tất yếu phải xây dựng một thế giới an sinh hơn):
4- Chiến tranh, xung đột khu vực và khủng bố:
Ngay từ khi ra đời, sau thế chiến thứ 2, Liên hợp quốc đã coi việc ngăn chặn xung đột như một tiêu chí cao nhất để đánh giá trật tự của thời kỳ sau chiến tranh. Do vậy Hiến chương Liên hợp quốc đã cam kết: "tránh cho thế hệ kế tiếp khỏi đau khổ của chiến tranh". Điều khoản đầu tiên của hiến chương yêu cầu các chính phủ phải "duy trì an ninh và hoà bình quốc tế, và nhằm mục đích đó phải sử dụng những biện pháp tập thể có hiệu quả để ngăn chặn và xoá bỏ những nguy cơ đe doạ hoà bình và để loại trừ những hành động hiếu chiến hoặc các vi phạm khác tới hoà bình".
Năm mươi mươi năm sau khi bản Hiến chương được thông qua, trên toàn thế giới, sự vi phạm quyền con người do các cuộc xung đột và sự gia tăng bạo lực đã tăng tới mức chưa từng thấy. Cái giá phải trả được tính bằng sự chết chóc, cuộc sống bị phá vỡ, mất kế sinh nhai, nhà cửa tan hoang, khổ đau của nhân loại tăng lên trong lúc phản ứng của cộng đồng quốc tế dường như thiếu tích cực hơn, chậm chạp hơn, đôi khi, tạo ấn tượng bất lực hơn.
Nhân dân các nước ngày càng nhận thức sâu sắc hơn về hậu quả của xung đột đối với nhân loại. Trước những hình ảnh đau thương, tang tóc của các nước như Bosnia, Ruanda, Palestin, Apganistan, Irắc….
Trong các cuộc chiến tranh, xung đột sắc tộc, cứ trong năm nạn nhân thì bốn người là dân thường, và nhiều người trong số họ là phụ nữ và trẻ em. Theo UNICEF, "từ năm 1982 đến 1992, chiến tranh đã cướp đi sinh mạng của 1,5 triệu trẻ em và làm 4,5 triệu trẻ em khác bị tàn tật". Điều đáng sợ là thường dân không phải là nạn nhân " tình cờ" đứng giữa hai làn đạn. Trong nhiều cuộc khủng bố, giết người hàng loạt gần đây, khủng bố thường dân và phá huỷ cuộc sống của họ là một yếu tố chính trong chiến lược của các lực lượng chính phủ và các nhóm bán vũ trang. Chiến tranh trong giai đoạn cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI nhằm vào những người không cầm súng.
Quy mô của tội ác diệt chủng của "Thanh trừng sắc tộc" ở Ruanda và Bosnia được so sánh với với tội ác của những trại tập trung của phát xít Đức trong đại chiến thế giới lần thứ II.
ở một số nước thuộc Liên xô cũ, sự sụp đổ của Liên bang Xô viết cũ đánh dấu sự kết thúc chiến tranh lạnh đồng thời cũng dẫn tới những vấn đề dân tộc rất phức tạp ở Grudia, Acrmenhia và Agerbaigian….
Cuộc xung đột giữa Palestin và Israen kéo dài suốt từ những năm 70 đến nay vẫn chưa hề giảm bớt, trung tâm của các xung đột này không chỉ là vấn đề đất đai mà còn là sự thiên vị trắng trợn của Mỹ đối với Israen. Nhân dân Palestin phải gánh chịu những thiếu thốn và bất an do sự chiếm đóng của Israen. Những chính sách phân biệt đối xử về kinh tế và xã hội đi đôi với thiếu tiền đầu tư vào khu vực phúc lợi xã hội, khiến cho người Palestin không còn được hưởng quyền cơ bản về chăm sóc y tế. Trong khi chi tiêu y tế cho mỗi người dân Israen là 350 USD, thì đối với người dân Palestin chỉ là 35 USD. Nghèo khổ, nước sinh hoạt bị nhiễm khuẩn, điều kiện vệ sinh tồi tệ khiến cho những căn bệnh có thể ngăn
chặn được như viêm dạ dày, bệnh đường hô hấp, tiêu chảy lại là những căn bệnh gây tử vong cao cho trẻ em Palestin.
Vấn đề khủng bố, chống khủng bố: Mỹ chọn địa bàn đột phá cho cuộc chiến tranh chống khủng bố toàn cầu là áp- ga-ni-xtan. Năm 2002 tổng thống Mỹ
"đặt nước Mỹ trong tình trạng chiến tranh", Mỹ sẽ áp dụng "đòn phủ đầu trong chiến tranh", " chiến tranh chống khủng bố không bao giờ kết thúc"… Mỹ đã lập ra cái gọi là liên minh chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu. Tuy nhiên, sau 15 tháng chiến tranh chống Irắc, dư luận thế giới đến nay đều cho rằng Mỹ đã thất bại. Không chỉ ở nước Mỹ mà an ninh ở các nước đồng minh với Mỹ trong cuộc chiến chống I rắc đang bị đe dọa nghiêm trọng, vụ khủng bố làm hơn 200 người bị chết và hơn 1000 người bị thương ở Tây Ban Nha hồi tháng 3 / 2004 vừa qua làm thí dụ. Dân lành nhiều nơi trên thế giới đang sống trong nỗi lo âu bị khủng bố. Hoà bình một lần nữa là thách thức của nhân loại. Chỉ sau 15 tháng đơn phương tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược I -rắc (từ 19/3/2003 đến 16/6/2004) đã có 836 lính Mỹ, 116 lính liên quân bị giết; hơn 5000 lính Mỹ bị thương; 36 nhà thầu, nhân viên dân sự Mỹ bị chết; 30 nhà báo, phóng viên, nhân viên truyền thông quốc tế bị chết.
Sau cuộc chiến chống khủng bố, an ninh thế giới bị đe doạ nặng nề hơn: hoạt động khủng bố gia tăng. Hiện nay lực lượng Ankê-đa tăng lên, làn sóng chống Mỹ lan khắp thế giới làm cho nước Mỹ trở thành mục tiêu của các cuộc khủng bố.
Nguyên nhân của các cuộc xung đột, thậm chí nguyên nhân sâu xa của cái gọi là "khủng bố toàn cầu" rất đa dạng và rất khác nhau và mọi cuộc xung đột đều nảy sinh từ sự kết hợp của những hoàn cảnh khác nhau. Sự căng thảng về sắc tộc, sự phủ nhận các quyền chính trị, nghèo khổ, và việc tranh giành các nguồn lực hiếm hoi có thể dẫn đến xung đột và dẫn đến sự suy yếu cơ cấu của các quốc gia.
Những xung đột sắc tộc ở Châu Phi, Trung đông, ở các nước thuộc Liên xô cũ….rồi đến cuộc chiến tranh của Mỹ ở Apganistan, I-rắc đều có những
nguồn gốc xâu xa là tranh giành quyền lợi. Ngày nay, đặc biệt là sau vụ sự kiện 11/9/2001 ở Mỹ, đặc biệt sau khi Tổng thống Mỹ J.Bush cụng bố về lý thuyết đũn phủ đầu và tuyờn bố cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu thỡ vấn đề an ninh thế giới đang bị đe doạ. Nhiều nhà nghiên cứu cũng như dư luận trong nhân dân Mỹ cũng như nhân dân nhiều nước trên thế giới dần dần nhận ra rằng, làm gì có cái gọi là " Chủ ngĩa khủng bố toàn cầu". Vụ khủng bố 11/9/ 2001 ở Mỹ, dù quy mô và tác động đến như thế nào, cũng chỉ là một trong hàng trăm vụ khủng bố rời rạc liên tiếp xảy ra trong nhiều năm qua ở Mỹ, Anh, Tây Ban Nha, Nga, Angiêri….mà thôi. Những vụ đó thường do các nhóm, các tổ chức phe phái hoặc cá nhân, có nguồn gốc dân tộc, tôn giáo rất khác nhau. Trên thế giới, cho đến nay, chưa có quốc gia nào lấy khủng bố làm quốc sách chủ đạo, coi khủng bố là chủ nghĩa, là mục tiêu để tôn thờ, đeo đuổi.
Nhân danh chống khủ bố, Mỹ chi phối các khu vực Trung đông, Ban căng, Trung á, Nam á, Capcadơ…Quân đội Mỹ hiện đang có mặt và can thiệp quân sự với các mức độ khác nhau ở 130 nước và lãnh thổ với 425 căn cứ quân sự. Nhân danh " nhân quyền", " chống khủng bố", đế quốc Mỹ mặc sức ném bom huỷ diệt, tự cho mình cái quyền đem quân đi xâm lược nước khác.
Nhiều nhà khoa học cho rằng, chống khủng bố là lĩnh vực đối nội, là vấn đề nội trị của từng quốc gia. Dĩ nhiên, trong quan hệ đối ngoại, vấn đề chống khủng bố nhiều khi cũng cần của 2 hay nhiều nước để trao đổi thông tin hoặc hợp tác về hình sự một cách trực tiếp hoặc thông qua tổ chức In-tơ- pôn chứ chưa thể gọi là chống khủng bố toàn cầu.
Tình hình thế giới diễn biến hết sức phức tạp sau lời tuyên bố chống khủng bố toàn cầu này, đặc biệt sau khi Tổng thống Mỹ phát động chiến tranh xâm lược I- Rắc, lật đổ chính phủ hợp pháp ở I rắc, bắt sống Tổng thống Saddam Hussen. Hiện nay, Thực chất, cuộc chiến tranh "chống chủ nghĩa khủng bố toàn cầu" này chỉ là một cái cớ để biện hộ cho một cuộc chiến tranh vì dầu lửa và khoáng sản, vì lợi thế địa- chính trị, vì yêu cầu bành trướng quân sự để phục vụ cho các công ty xuyên quốc gia. Đây là một cuộc chiến tranh chống pháp trị
nhân danh trật tự của giai cấp thống trị. Đó là thay chủ nghĩa khủng bố vô chính phủ bằng chủ nghĩa khủng bố nhà nứơc, thực sự mang dáng dấp của một cuộc viễn chinh thực dân trước đây.
Bên cạnh cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa khủng bố toàn câu, nước Mỹ luôn đem con bài "vi phạm nhân quyền" như một quân bài để kích động lật đổ, chống phá các quốc gia đối lập; trong khi đó họ là kẻ bảo trợ chính cho những thể chế độc tài và hiếu chiến nhiều khu vực trên thế giới.
Nguồn lực tài chính cũng như các loại nguồn lực về con người, của cải vật chất do chiến tranh mà không được sử dụng đúng hướng ở cả các nước có chiến tranh lẫn cả nguồn lực quốc tế. Nhiều nguồn lực, đáng lẽ dùng cho phát triển, cho an sinh xã hội, phục vụ con người nay trở thành nguồn lực để phá huỷ, để cứu trợ. Ngược lại với những hy vọng khi kết thúc chiến tranh lạnh, những trường hợp khẩn cấp liên quan đến xung đột đang thu hút một phần ngày càng lớn viện trợ quốc tế, lấy từ nguồn lực phát triển lâu dài. Hiện nay, hơn một nửa ngân sách của Liên Hợp quốc được được tập trung vào cứu trợ khẩn cấp với một phần tư trong những năm 1989. Viện trợ song phương và viện trợ Phi chính phủ cũng đang được phân bổ lại. Trong khi các nguồn viện trợ đang dần dần chuyển từ các chương trình phát triển dài hạn sang các lĩnh vực cứu trợ khẩn cấp, thì khả năng của cộng đồng quốc trong việc giải quyết những nguyên nhân sâu xa của xung đột lại giảm đi, làm cho xung đột trong tương lai lại càng dễ xảy ra hơn, đây là một vòng luẩn quẩn không dễ gì thoát ra được. Trong khi cần có nhiều nguồn lực để xoá đói, giảm nghèo, phát triển, xây dựng một thế giới an sinh, ngăn ngừa mồng mống của xung đột, chiến tranh thì ngày nay, nguồn lực lại đang phải tập trung giải quyết xung đột. Chưa tính đến sự thiệt hại gây ra cho con người do các nguồn lực không được đưa đến đúng chỗ, những chi phí giải quyết các cuộc xung đột tốn kém hơn chi phí để ngăn chặn chúng. Ví dụ, chỉ trong 4 tháng Mỹ tham gia vào Sômali, đã phải chi tới 750 triệu đôla. Con số này bằng toàn bộ ngân sách của UNICEF, cần thiết cho các cuộc khủng hoảng trong tương lai.
Riêng nước Mỹ, trong cuộc chiến tranh chống I rắc, đến nay (6/2004) đã phải chi tới 152,1 tỷ đô la Mỹ, Tính trung bình, mỗi hộ gia đình ở Mỹ phải gắnh chịu khoảng 3.415 đô la Mỹ.
Bên cạnh những tổn thất của nước Mỹ, cuộc chiến tranh này còn để lại hậu quả nặng nề cho đất nước I-rắc và thế giới. Việc phớt lờ luật pháp quốc tế để phát động chiến tranh, việc tra tấn dã man tù binh sẽ tạo ra tiền lệ xấu. Và điều tồi tệ nhất là cuộc chiến tranh I rắc không những không giảm được tình hình khủng bố mà càng kích động thêm các tổ chức khủng bố, đặt nước Mỹ và nhiều nước khác trước nguy cơ bị khủng bố.
Để giải quyết nguyên nhân sâu xa của các cuộc xung đột là giải quyết các vấn đề xã hội, kinh tế và chính trị. Sẽ không có một nền an ninh thực sự trong một thế giới nghèo khổ, không thể có an sinh cho một số người, một số quốc gia nếu như đại bộ phận người khác, quốc gia khác sống trong nghèo đói, bất bình đẳng, không có an sinh.
Hậu quả của chiến tranh, xung đột sắc tộc và khủng bố đối với an sinh của con người và xã hội
Nhiều người dân vô tội, trong đó có trẻ em chết một cách vô ích, của cải, tài sản, di sản vật chất và tinh thần bị phá huỷ;
Đe doạ tới tính mạng, tài sản không chỉ những nước có chiến tranh, xung đột mà còn đe doạ tới nền hoà bình trên toàn thế giới;
Nhiều nguồn lực, đáng lẽ dùng cho phát triển, cho an sinh xã hội, phục vụ con người nay trở thành nguồn lực để phá huỷ, để cứu trợ nhân đạo.
Em Nguyễn Thị Thu Hiền, sinh viên lớp 6 CT2, Khoa công tác xã hội trường Đại học Lao động, Xã hội viết:
vất vả một nắng hai sương. Những người dân chất phác chỉ mong sao cuộc sống đỡ vất vả, hạnh phúc…nhưng điều mơ ước nhỏ nhoi đó tưởng như rất bình thường nhưng đôi khi nó là những ước mơ khó đạt được. Em xin kể một câu chuyện: Ông Khoa đi bộ đội từ nhưng năm 1950, sau đó lại được phân công vào giải phóng miền nam (1965-1975), sau ngày giải phóng miền Nam, ông về quê sinh sống. Trong thời gian đó, ông được về nhà 3-4 lần và sau những lần đó các con của Ông đã ra đời. Anh con lớn tên là Khôi. Anh thông minh, đẹp trai và có một công việc ổn định là làm việc ở cửa hàng bách hoá tổng hợp cho nhà nước, đó là niềm mơ ước của bao cô gái trẻ vùng quê lúc bấy giờ. Người phụ nữ được anh lựa chọn làm vợ là một cô bộ đội xung phong, cô có khuôn mặt đẹp, một giọng nói ngọt ngào, giỏi ứng xử, được sinh ra trong một gia đình gia giáo, khuôn phép. Sau giải phóng chị được phân về làm việc ở Tổng Công ty May quân đội. Hai anh chị được lấy nhau những tưởng hạnh phú tràn trề. là niềm mơ ước của nhiều người Sau 2 năm cưới nhau, anh chị sinh được 1 cháu gái kháu khỉnh, xinh xắn. Nhưng không biết tại sau, sau một năm tuổi mà đứa bé không biết nói cũng chẳng biết cười, không biết đi đứng mà chỉ đặt đâu, nằm đấy, cho ăn gì, ăn nấy và dần dần, khuôn mặt đứa trẻ trở nên đờ đẫn, khờ khạo. Cũng trong năm ấy (1986), đất nước mở cửa, anh không đi làm nữa và công ty của chị cũng giải thể. Niềm hạnh phúc vì con cái không có, bây giờ lại cộng với không có việc làm nên tình cảnh gia đình ngày càng buồn chán. May thay, gia đình 2 bên anh chị đã động viên các con cố gắng vượt qua khó khăn, mở một cửa hàng nhỏ, cộng với việc chăn nuôi nên cuộc sống gia dình cũng tạm ổn. Thế rồi năm sau, một cháu bé khác, rồi một cháu bé thứ 3 khác ra đời và thế rồi, niềm tin vào cuộc sống, vào hạnh phúc đã hoàn toàn bị sụp đổ. Chẳng hiểu sao, những đứa trẻ con của anh chị khi sinh ra cũng bình thường như bao đứa trẻ khác nhưng cứ sau vài tháng là chúng trở nên đần độn, chẳng biết gì và chẳng bao giờ biết nói. Từ đó, anh chị chẳng thiết làm ăn gì nữa, vì đã sinh ra các con nên anh chị cố nuôi nhưng cũng chỉ có thể nhốt mỗi đứa vào một cái cũi …Vậy nguyên nhân là ở đâu? tại sao anh chị lại sinh ra những đứa con như vây??..Phải chăng là chất độc màu da cam từ người ông đã chuyền đến người cháu,?? Thật là buồn tủi, thật là thương tâm cho những gia đình như gia đình anh Khôi!!!!Đây chỉ là một
trong nhiều cảnh buồn của quê em. Không biết rồi số phận của những đứa trẻ sẽ ra sao khi anh chị về già, không còn khả năng nuôi chúng nữa???"