V- Những tác nhân tiêu cực đe doạ an sinh xã hội trên phạm vi toàn thế giới (tính tất yếu phải xây dựng một thế giới an sinh hơn):
5- Vấn đề bất bình đẳng trong xã hội và thay đổi cơ cấu dân số:
Phụ nữ chiếm trờn một nửa dõn số thế giới. Phụ nữ làm 2/3 cụng việc trong tổng cỏc cụng việc của thế giới nhưng chỉ nhận được khoản thu nhập bằng 1/10 thu nhập của thế giới. Phụ nữ chỉ sở hữu dưới 1% trong tổng số tài sản của thế giới; 2/3 người mự chữ trờn thế giới là phụ nữ. Những con số trờn đõy do Liên Hợp Quốc đưa ra núi lờn một mặt, sự bất bỡnh đẳng, sự phõn biệt đối sử, sự thiệt thũi mà phụ nữ trờn khắp thế giới đang phải chịu đựng, mặt khỏc, núi lờn sự lóng phớ một nguồn lực tiềm năng to lớn của phụ nữ.
Cựng với phụ nữ , trẻ em chịu nhiều thiệt thũi nhất. Những vấn đề của thế giới như nghốo đúi, HIV/AIDS... tỏc động hàng ngày tới đời sống của trẻ em, đe doạ tớnh mạng cũng như sự an toàn cuộc sống của trẻ em. Nghốo đúi khụng chỉ xảy ra với trẻ em cỏc nước nghốo, cỏc nước đang phỏt triển. Nhiều người nghốo, nhiều trẻ em nghốo đang sống trong cỏc nước cụng nghiệp, nước phỏt triển. Nghốo đúi từ chối trẻ em khỏi cơ hội tiếp cận cỏc nguồn lực cơ bản như giỏo dục, y tế ....Theo số liệu của LHQ, trờn thế giới hiện cú trờn 600 triệu trẻ em sống dưới mức 1USD /ngày. Ít nhất 250 triệu trẻ em dưới 15 tuổi phải làm việc kiếm sống; Trờn 130 triệu trẻ em lứa tuổi tiểu học, trong đú trờn 60% là cỏc em gỏi khụng cú trỡnh độ tiểu học; Hàng năm cú trờn 5 triệu trẻ em bị chết vỡ suy dinh dưỡng nặng...
Vấn đề người tàn tật cũng ngày càng là mối quan tõm chung. Ngày nay, người ta cho rằng, khụng phải người tàn tật cần phải chữa trị để phự hợp với xó hội, mà ngược lại, phải xõy dựng một xó hội thớch nghi với người tàn tật. Người tàn tật cú mọi quyền như người khụng tàn tật khỏc về tất cả cỏc lĩnh vực, giỏo dục, y tế, việc làm, thu nhập, tiếp cận với đời sống văn hoỏ, xó hội,...
Trên thế giới có hơn 500 triệu người tàn tật do hậu quả của các thương tổn về tâm thần, thể chất và giác quan. "Họ có quyền được hưởng các quyền lợi như
những người khác trong xã hội và có quyền có những cơ hội ngang nhau. Cuộc sống của họ thường bị thiệt thòi do những rào cản về vật chất và xã hội đã ngăn cản sự tham gia đầy đủ của của họ. Chính vì điều đó mà hàng triệu người tàn tật, trẻ em và người lớn, ở khắp nơi trên thế giới thường phải đối mặt với với một cuộc sống bị cô lập và bị hạ thấp giá trị"4
Rất nhiều người tàn tật bị từ chối việc làm, hoặc chỉ được giao cho những công việc lao động chân tay, hoặc lao động lương thấp. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nếu được đánh giá đúng, đào tạo và sắp xếp công việc thích hợp thì đại đa số những người tàn tật có thể làm được nhiều công việc theo chuẩn mực công việc hiện hành. Vào những thời điểm kinh tế suy thoái, người tàn tật thường là những người đầu tiên bị mất việc làm và là những người sau cùng được thuê mướn. ở một số nước công nghiệp kinh tế bị đình đốn, tỷ lệ thất nghiệp trong những người tàn tật tìm kiếm việc làm cao hơn gấp 2 lần so với người bình thường.
ở những nước đang phát triển, khi nền kinh tế dựa vào nền nông nghiệp hoặc các công việc nhà nông khác và các gia đình truyền thống có nhiều thế hệ cùng chung sống thì hầu hết người tàn tật được giao làm những việc nào đó. Nhưng khi gia đình chuyển từ nông thôn ra thành thị hoặc khi nông nghiệp đựoc cơ giới hoá và thương mại hoá và khi cơ chế gia đình nhiều thế hệ bị phá vỡ thì khó khăn thì khó khăn trong đào tạo nghề cho người tàn tật trở nên trầm trọng hơn. Người tàn tật trở nên khó tìm việc hơn, đặc biệt trong điều kiện cạnh tranh lao động như hiện nay, nhiều người phải sống phụ thuộc vào gia đình, xã hội, thậm chí nhiều người phải đi ăn xin.
Nhiều vấn đề khác như bùng nổ dân số (ở các nước đang phát triển) và dân số già đi (ở các nước phát triển) …cũng là những yếu tố tiêu cực, tác động tới An sinh xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Chương trình hành động do Hội 4 Thập kỷ người khuyết tật khu vực Châu Á, Thái bình dương1993-2002. NXB Chính trị Quốc gia., 2001. Trang 35.
nghị quốc tế về dân số và phát triển họp tại Cai-rô (Ai cập) tháng 9/1994 đã nêu ra một số vấn đề liên quan về dân số già đi và người cao tuổi. Những đòi hỏi được đặt ra trước các quốc gia là: 1) tăng cường khả năng tự độc lập và nâng cao chất lượng sống của người cao tuổi; 2) Phát triển hệ thống chăm sóc sức khoẻ, các chương trình an sinh kinh tế, an sinh xã hội cho người cao tuổi; thừa nhận nhu cầu đặc biệt của phụ nữ cao tuổi; 3) Phát triển hệ thống trợ giúp xã hội chính thức và phi chính thức nhằm tăng cường khả năng của gia đình để chăm sóc người cao tuổi tại gia đình;
ảnh hưởng của bất bình đẳng xã hội đối với phụ nữ, người tàn tật… đến an sinh xã hội
Lãng phí một nguồn nhân lực quan trọng của lao động phụ nữ, người tàn tật và lao động người cao tuổi vào sự nghiệp phát triển ở mỗi nước;
Thay vì chi phí cho phát triển, nếu không nâng cao năng lực, tạo quyền cho phụ nữ, người tàn tật… xã hội sẽ phải bỏ thêm nhiều tiền đảm bảo an sinh xã hội cho các đối tượng này;
Một nền an sinh xã hội tiến bộ, phải thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ, thu hút sự đóng góp của tất cả người yếu thế, dễ bị tổn thương, tạo điều kiện đồng
đều để họ tham gia vào mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội và đời sống.
Câu chuyện về một ông bố độc ác do em Phạm Thị Luyến, sinh viên khoa Công tác xã hội, nỗi đau của một đứa trẻ vô tội ở quê em, Xã Hoàng Diệu, Gia
Lộc, tỉnh Hải Dương:
" Anh Lê Văn X là bố của 3 người con ( 2 trai, một gái). Với bản tính nóng nảy, gia trưởng nên bất cứ việc gì của vợ con, dù là nhất mà nếu trái với ý của ông X thì đều có thể là nguyên nhân nhân của những cơn nổi giận lôi đình. Vào đầu tháng 4 năm 2004 vừa qua, trong lúc con trai anh là Lê Huy Nam đi vắng, anh X gọi con nhiều lần nhưng không thấy. Tức quá, anh X cầm một roi tre đi tìm con
để đánh. Tìm được con đang chơi với trẻ con hàng xóm, anh X bắt Nam về nhà. Trên đường về nhà, anh dùng roi đánh liên tiếp vào đầu, vào chân tay, người của Nam. Về tới nhà, mặc dù trời đang rét nhưng anh X bắt Nam cởi hết quần áo và nhảy xuống giếng (giếng sâu chỉ khoảng 2-3mét, dưới có nhiều gạch. Sợ bố đánh chết nên Nam buộc phải cởi quần áo, nhảy xuống giếng. ở dưới giếng chưa đầy năm phút thì Nam khóc lóc van xin bố cho lên vì rét quá. Không những không đoái hoài gì tiếng kêu cứu của con trai mà X còn dùng gậy, tiếp tục khua xuống giếng đánh liên tiếp vào đầu, vào người Nam. Hả cơn giận, X bỏ nhà ra ao cá ngủ mặc cho Nam ở dưới giếng ra sức kêu cứu. May lúc đó có chú ruột của Nam sang nhà chơi, chú nam đã đưa Nam lên khỏi giếng và mặc quần áo, sưởi ấm cho Nam. Khi thấy Nam kêu đau bụng dữ dội thì chú của Nam ra ao cá gọi X về để đưa Nam đi bệnh viện nhưng anh X không về. Đến chiều tối hôm sau Nam bị chết do bị xuyên rách, thủng trực tràng gây nhiễm trùng, không được chữa trị kịp thời…"
Chương 2: Mô hình an sinh xã hội ở một số nước trên thế giới
Mục tiêu:
+ Trình bày được sự hình thành và phát triển của an sinh xã hội; + Phân tích được một số mô hình an sinh xã hội trên thế giới; + Nêu được một số cách tiếp cận về an sinh xã hội
- Kỹ năng: Vận dụng được mô hình an sinh xã hội vào thực tế nghề nghiệp;
- Năng lực tự chủ và trách nhiệm: Tích cực trong học tập, rèn luyện phẩm chất nghề nghiệp
Nội dung chương: