III- Phương pháp tiếp cận mới về an sinh xã hội: quản lý rủi ro: 1 Rủi ro, bản chất rủi ro và phân biệt rủi ro:
4- Vai trò của các thiết chế xã hội trong quản lý rủi ro:
Vấn đề quản lý rủi ro xã hội nổi lên như kết quả của những kênh thông tin riêng (không đầy đủ) nên vai trò của các thiết chế/ tổ chức có thể được nhìn nhận thông qua khả năng của họ để đối phó tốt nhất trước sự thiếu hụt của thông tin. Nhưng bởi vì sự thiếu hụt này cũng làm tăng các bên tham gia thị trường không hoàn chỉnh (sự thất bại của thị trường) nên các vai trò liên quan cần được nhìn nhận toàn diện hơn.
Các gia đình, cá nhân có toàn bộ các kênh thông tin riêng nên hầu hết việc quản lý rủi ro có thể được thực hiện ở cấp độ hộ gia đình. Các chiến lược ngăn ngừa rủi ro thông qua việc chấp nhận nhiều hình thức góp tài sản khác nhau và các chiến lược đối phó rủi ro thông qua các quyết định tích luỹ, phân bổ làm lạc quan hướng tiêu dùng với phạm vi rộng hơn. Nhưng với quan điểm của bên tham gia thị trường không đầy đủ (như tiếp cận tín dụng), không phải tất cả các quyết định đều được xã hội chờ đợi dù các quyết định đó có hoàn toàn phù hợp đối với cá nhân hoặc hộ gia đình. Ví dụ cho các cháu gái nghỉ học để về nhà giúp gia đình đi lấy nước trong mùa hạn hán có thể được coi là hợp lý theo quan điểm về thiếu sự tiếp cận tín dụng nhưng cái mất đối với xã hội còn lớn hơn so với thời gian ngắn mà cháu gái đó nghỉ học. Can thiệp của an sinh xã hội cần được thiết kế cho các bên cùng tham gia và xây dựng trên cơ sở các chiến lược. Theo quan điểm của xã hội, thay vì giảm chi phí đi học, có thể thích hợp hơn nếu đầu tư tốt hơn vào hệ thống cấp nước cho làng bản hoặc cung cấp tiếp cận tín dụng tốt hơn.
Các hộ gia đình, các cộng đồng có một nguồn cung cấp lớn về kênh thông tin riêng. Tuy nhiên, thiếu các bên tham gia thị trường thích hợp, các cộng đồng đã phát triển nhiều cơ chế không chính thức để chia sẻ rủi ro ở các nước đang phát triển
Các tổ chức phi chính phủ có thể không có nhiều thông tin riêng như các cộng đồng có sự liên kết chặt chẽ , nhưng đặc điểm không chính thức và sát với thực địa của họ cho phép họ giám sát được thái độ của cá nhân hơn là từ đại bộ phận các bên khác liên quan đến thị trường. Điều này giải thích sự hiển diện và tầm quan trọng của NGO với các chương trình trợ giúp tiết kiệm và tín dụng nhỏ được thực hiện được ở nhiều quốc gia. Các chương trình tín dụng nhỏ cũng có thể được trợ giúp từ các quỹ đầu tư xã hội- có những yếu tố căn bản làm thay đổi hiệu quả cách thực quản lý xã hội ( không đầy đủ) và hướng theo nhu cầu, bởi vậy có thể đối phó với những thông tin không tương xứng.
Các bên tham gia thị trường như các ngân hàng, các công ty bảo hiểm phải dựa vào thông tin của xã hội và phải đối phó với các vấn đề như phong tập tập quán và ruyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân về việc sử dụng các cơ chế thị trường. Nếu được quy định và giám sát rõ ràng , khái niệm giá trị cổ đông sẽ khiến các bên tham gia thị trường trở nên minh bạch và hoạt động có hiệu quả cao, qua đó cung cấp cho mọi cá nhân trong toàn quốc nhiều công cụ quản lý rủi ro rộng khắp. Tuy nhiên, các bên tham gia trong thị trường cũng có thể là những công cụ hiệu quả để cung cấp các dịch vụ xã hội do khu vực cung cung cấp tài chính (như giải quyết việc làm, chi trả trợ cấp xã hội…). Thách thức chính trong việc đối phó với vấn đề khó khăn mang tính nguyên tắc mới giữ các bên liên quan cả trong khu vực công và tư là soạn thảo các bản hợp đồng giải toả được những khó khăn về thông tin riêng càng nhiều càng tốt.
Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý rủi ro xã hội. Vai trò quan trọng nhất của nhà nước là:
- Tạo điều kiện tốt để hình thành các tổ chức thị trường tài chính nhằm giải quyết tình trạng này;
- Thiết lập khuôn khổ giám sát và quy định , gồm cả yêu cầu về tính minh bạch và thông tin của người tiêu dùng;
- Cung cấp các công cụ quản lý rủi ro khi khu vực tư nhân thất bại (ví dụ như trợ giúp về bảo hiểm thất nghiệp) hoặc khi các cá nhân thiếu thông tin để đưa ra các quy định (chưa rõ ràng);
- cung cấp các mạng lưới an sinh xã hội và các bước chuyển đổi quy mô lớn trong trường hợp có biến động lớn xảy ra thường xuyên;