Phân bổ thu nhập nếu kết qủa của thị trường được coi là không thể chấp nhận được dưới góc độ phúc lợi xã hội.

Một phần của tài liệu Giáo trình An sinh xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 71 - 74)

chấp nhận được dưới góc độ phúc lợi xã hội.

5- Các vấn đề mới về an sinh xã hội và nhận thức mới về an sinh xã hội:

Hội nghị thượng đỉnh của Liên Hợp quốc về phát triển xã hội Copenhagen 1995 đã khẳng định : “ Xã hội của chúng ta phải đáp ứng một cách hữu hiệu hơn đối với nhu cầu về vật chất và tinh thần của mỗi cá nhân, của gia đình họ và cộng đồng, nơi họ sinh sống trong tất cả các nước, các khu vực…”. ở cả khía cạnh kinh tế lẫn khía cạnh xã hội thì chính sách có hiệu quả nhất là đầu tư tăng năng lực của con người, tạo cho mọi người những nguồn lực, những cơ hội để phát triển.

Những thay đổi mới, vấn đề mới cần thiết phải tính toán trong an sinh xã hội hiện nay là:

- Các hình thức rủi ro mới do tác động của toàn cầu hoá, tự do hoá thương mại;

- Các thách thức về phát triển bền vững;

- Sự thay đổi nhận thức, vai trò, cơ chế hoạt động của các hình thức trợ giúp của Chính phủ và các hoạt động của thông tin thị trường;

- Tác động của vấn đề đô thị hoá và sự thay đổi các mối quan hệ xã hội. Sự xuất hiện của kinh tế khu vực phi chính thức;

- Sự thay đổi của quá trình nhân khẩu học, đặc biệt là già hóa dân số.

Cùng với sự xuất hiện những vấn đề mới, cũng như quan niệm mới về phát triển con người, quan niệm về an sinh xã hội đã có sự thay đổi. Theo Ngân hàng thế giới (WB), an sinh xã hội là một trong những hoạt động vì tương lai. Thay vì

coi các chi phí về an sinh xã hội nhằm bù đắp sự thiếu hụt về thu nhập trong hiện tại, các chi phí này cần phải coi như những nguồn đầu tư nhằm bảo đảm những chi phí xã hội trong tương lai. Như vậy, các chiến lược an sinh xã hội cần tập trung vào các trợ giúp về y tế, giáo dục và các hình thức hỗ trợ gia đình, các cộng đồng để họ có sức đề kháng đối với những biến động, ngăn ngừa, giảm thiểu hậu quả của rủi ro ( quản lý rủi ro tốt hơn).

Theo các nhà tài trợ khác như ngân hàng phát triển Châu á (ADB), an sinh xã hội là một phần của phát triển xã hội nhằm tới mục đích giảm nghèo và giảm tính dễ bị tổn thương bằng cách tập trung vào:

- Thị trường lao động;

- Giảm bớt khă năng gặp rủi ro bằng quản lý rủi ro;

- Tăng cường năng lực của người dân để họ có thể tự bảo vệ bản thân khỏi các rủi ro và mất thu nhập;

6- Một số khuyến cáo của LHQ về định hướng An sinh xã hội trong tình hình mới: hình mới:

Gia đình cần được đáp ứng nhu cầu như một đơn vị, đồng thời cần quan tâm nhu cầu của từng thành viên gia đình. Đối với các gia đình đơn thân, một loại hình mới xuất hiện cần được quan tâm đặc biệt. Ngày nay, khi thiết chế gia đình có nhiều ảnh hưởng tiêu cực của nền kinh tế thị trường cần có những hỗ trợ để củng có gia đình, quan tâm tới các thành viên đặc biệt như trẻ em, thanh thiếu niên, người cao tuổi, người khuyết tật. Tuy nhiên, các dịch vụ hỗ trợ gia đình cần làm tăng năng lực cho các thành viên gia đình, củng cố thiết chế gia đình và bảo vệ phụ nữ và trẻ em.

Một nền an sinh xã hội tiến bộ, trong phát triển cộng đồng phải thúc đẩy sự tiến bộ của phụ nữ và tạo điều kiện đồng đều để phụ nữ tham gia vào mọi lĩnh vực kinh tế, văn hoá xã hội và đời sống. Liên hiệp quốc xem việc nam nữ ngày càng chia sẻ trách nhiệm trong công việc nhà, tạo mọi điều kiện để phụ nữ tham

gia vào các lĩnh vực xã hội là một tiến bộ. Vì vậy trong phát triển cọng đồng cần quan tâm vấn đề bình đẳng giới.

ở những nước có đông người cao tuổi thì phải hoàn thiện hệ thống lương hưu và các dịch vụ phù hợp đối với người cao tuổi. Điều quan trọng là phải khuyến khích người cao tuổi tích cực tham gia vào việc giải quyết nhu câù của chính họ. Vì thế cần củng cố vai trò của người cao trong gia đình và ngoài xã hội cũng như mở rộng hệ thống dịch vụ và các phúc lợi dành cho người cao tuổi. Ngược lại, ở những nước có tỷ lệ người trẻ tuổi cao cần quan tâm tới các vấn đề :

- Hướng nghiệp đào tạo nghề.

- Giáo dục trước hôn nhân và hỗ trợ, nâng cao trách nhiệm các bậc cha, mẹ.

- Giáo dục ngăn ngừa các hành vi tự huỷ hoại (nghiện ngập, mại dâm, sống buông thả…)

- Cần quan tâm tới hiện tượng di dân và tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng di dân, lang thang. Một mặt cải thiện điều kiện kinh tế xã hội ở nơi xuất phát, mặt khác tạo mọi điều kiện thuận lợi ở nơi người di cư tới (cải thiện cơ sở hạ tầng, môi trường, trường học, trạm y tế và công ăn việc làm thông qua các dự án phát triển cộng đồng).

Đối với vấn đề nghèo đói cần giải quyết tận gốc bằng: - Tạo thêm việc làm .

- Cơ hội đầu tư đồng đều cho cả nam và nữ.

- Ưu tiên bộ phận dân cư yếu thế: người già, người khuyết tật.

- Hỗ trợ giáo dục ch thanh niên để họ có khả năng tìm việc làm đi đến tự lực và trở thành người giúp đỡ thành phần yếu thế khác.

Sự chủ động và tích cực tham gia của đối tượng hưởng thụ dịch vụ An sinh xã hội là tối quan trọng. Đó chính là mục tiêu của sự phát triển xã hội vì chính họ mới biết rõ nhu cầu của bản thân, biết rõ cần phải làm gì và bằng cách

nào để thay đổi tình trạng hiện tại của họ. Từ sự nỗ lực tích cực đó họ sẽ tự vươn lên làm thay đổi cuộc sống của họ – hướng tới sự tiến bộ.

Mọi dịch vụ xã hội cần lấy gia đình làm đối tượng và dựa trên sức mạnh của cộng đồng.

Với cách tiếp cận như trên, đến nay, ngoài hai hình thức trợ giúp xã hội và

Một phần của tài liệu Giáo trình An sinh xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)