Nhiễm nguồn nướ nướ: Cuộ sống ủa on người ũng như động

Một phần của tài liệu Giáo trình An sinh xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 30 - 34)

V- Những tác nhân tiêu cực đe doạ an sinh xã hội trên phạm vi toàn thế giới (tính tất yếu phải xây dựng một thế giới an sinh hơn):

c nhiễm nguồn nướ nướ: Cuộ sống ủa on người ũng như động

thực vật trên trái đất gắn chặt với nguồn nước. Nước là môi sinh, là phúc lợi. Được sử dụng nước sạch chính là một trong những phúc lợi đánh giá sự tiến bộ xã hội. Tuy nhiên, nguồn nước hiện nay đang bị ô nhiễm nặng nề. Nguồn nước gồm nước ở các sông ngòi, ao hồ; nước biển; nguồn nước ngầm. Môi trường biển xuống cấp nghiêm trọng. Ô nhiễm xuyên biên giới không ngừng gia tăng. Nguy cơ biến các nước đang phát triển, các nước nghèo trở thành bãi chôn lấp chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại đang là mối hiểm hoạ đối với nhiều nước đang phát triển không có đủ phương tiện để đối phó.

Nguyên nhân gây ra ô nhiếm nguồn nước biển, nước sông ao, hồ … là do rác thải công nghiệp, rác thải công nghiệp đổ xuống sông, suối, từ sông suối chảy ra biển và rác thải đổ trực tiếp ra biển; do mưa khí quyển…

Hậu quả của việc ô nhiễm nguồn nước đối với động thực vật trong nước, làm chết ngạt tôm, cá, làm triệt một số giống ; một số loại động thực vật sống trong nước hấp thụ chất độc hại, sau đó chúng trở thành rất độc hại cho người. Thí dụ, tại vịnh Minamata, Nhật bản, người ta phát hiện nhiều giống cá mang trong mình một số hợp chất độc hại ở nồng độ cao, nhất là chì, rất nguy hiểm cho cơ thể người.

Đối với con người, ăn uống, tắm rửa bằng nguồn nước ô nhiễm gây ra nhiều bệnh phổ biến như viêm dạ dày, ruột, thương hàn, dịch tả, nhiễm virut, viêm gan virut, đau ruột…

Không phải chỉ có nước nghèo phá hoại môi trường vì kế sinh nhai mà chính là nước giàu, chính là các nước công nghiệp phát triển phá hoại môi trường nhiều nhất. Gandhi đã từng nói: Nếu nước Anh phải khai thác một nửa trái đất để có được như ngày nay thì thử hỏi liệu ấn độ phải khai thác bao nhiêu trái đất?. Để trỏnh cỏc thảm hoạ mụi trường, cỏc nước cụng nghiệp phỏt triển phải phải đi đầu trong việc thay đổi đỏng kể những phương thức sản xuất và tiờu thụ của chớnh họ và cho phộp cỏc nước phương Nam cú được sự tăng trưởng cần thiết để chống lại nghốo đúi mà khụng phỏ hoại môi trường. Để giải quyết

được vấn đề này, mọi việc cần được xem xột "đụi bờn cựng cú lợi” vỡ hậu quả của mụ hỡnh phỏt triển khụng bền vững tỏc động xấu tới tất cả mọi người, cả phương Bắc lẫn phương Nam.

Báo cáo tổng quát về môi trường toàn cầu, Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc cho biết: bước sang thiên niên kỷ thứ 3, khi thế giới đang tiếp tục còn phải giải quyết các vấn đề về ô nhiễm môi trường nước, không khí, đất, gia tăng chất thải, suy thái rừng, tổn thất đa dạng sinh học, suy giảm từng ô- zôn, biến đổi khí hậu….thì các vấn đề bức súc mới nảy sinh như: tác động tiềm tàng của sự phát triển và sử dụng các sinh vật biến đổi gien, sự hạn chế hiểu biết và giải quyết hậu quả do tiếp xúc với hoá chất tổng hợp, độc hại… Trong thời đại ngày nay, bảo vệ môi truờng và phát triển bền vững không còn là vấn đề của một quốc gia, một khu vực mà đã thực sự trở thành mối quan tâm toàn cầu “ Bảo vệ và cải thiện môi trường là một vấn đề lớn có ảnh hưởng tới phúc lợi của mọi dân tộc và phát triển kinh tế trên toàn thế giới: đó là khao khát khẩn cấp của các dân tộc trên khắp thế giới và là nhiệm vụ của mọi chính phủ...”3. Cộng đồng quốc tế trong vòng 30 năm qua đã tích cực hoạt động và sự phát triển của mái nhà chung- Trái đất của chúng ta. Nhiều tổ chức chính phủ và phi chính phủ, tổ chức quốc tế về bảo vệ môi trường đã được thành lập như : “ Tổ chức hoà bình xanh"; Hội bảo vệ động vật quý hiếm , “ Hội đồng thế giới về môi tường và phát triển”..., nhiều công ước quốc tế về bảo vệ môi trường đã được ban hành như: “ Công ước Viên về bảo vệ tầng ô-zôn” ( Viên 1985), “ Nghị định thư Môn- trê- an về các chất làm suy giảm từng ô-zôn” đã công bố, sử đổi và hoàn chỉnh vào các năm 1990 (tại Luân đôn), 1991 tại Nai- rô- bi và 1992 tại Cô-pen-ha –gen; “ Công ước khung về thay đổi khí hậu của Liên hợp quốc”( Niu Oóc 1992), “Nhị định thư Ky-ô-tô về giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất nóng dần lên” (1997)....Điều chung nhất trong các bản tuyên bố, công ước, nghị định thư là đều đã đưa việc nhận thức, ý thức lên hàng đầu , trước khi đưa ra những nguyên tắc hành động cụ thể trong từng lĩnh vực hoạt động bảo vệ môi 3 Văn kiện của hội nghị của Liên hợp quốc về môi trường- Con người họp tại Xtock- khôm (Thuỵ Điển 5-16/6/1972

trường. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực của cộng đồng quốc tế, cùng với sự tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế thế giới, chủ yếu là ở các nước công nghiệp phát triển, tình trạng môi trường sống trên trái đất không những không được cải thiện, mà ngược lại, ngày càng diễn biến phức tạp hơn. Nguy cơ khủng hoảng sinh thái cục bộ và toàn cầu cũng ngày càng lớn hơn. Tròn 20 năm sau Hội nghị Môi trường thế giới lần thứ nhất, Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển đã được nhóm họp từ ngày 3 đến ngày 16/6/1992 tại Ri-ô đờ Gia nê-rro ( Bra-xin) với sự tham gia của các nguyên thu quốc gia của hơn 170 nước trên thế giới. Một lần nữa, vấn đề bảo vệ môi trường được đặt ra một cách cấp thiết hơn và với một tầm nhìn cao hơn và bao quát hơn. Đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa mục tiêu bảo vệ môi trường và mục tiêu phát triển xã hội. Hội nghị đã nhất trí lấy phát triển bền vững làm mục tiêu của toàn nhân loại trong thế kỷ XXI. Hội nghị đã nói đến sự cần thiết phải có những hoạt động để đạt đến những hiệp định quốc tế nhằm tôn trọng quyền lợi của mọi người, mọi dân tộc và bảo vệ sự toàn vẹn của hệ thống môi trường và phát triển toàn cầu. Tuyên bố đã chỉ rõ: "các quốc gia cần hợp tác trong tinh thần chung lưng đấu cật để gìn giữ, bảo vệ và phục hồi sự lành mạnh và tính toàn vẹn của hệ sinh thái trái đất …", đồng thời cho rằng, vì các nước làm suy thái môi trường ở những mức độ khác nhau, do đó cũng có trách nhiệm khác nhau trong việc giải quyết vấn đề môi trường. Nhiệm vụ này đặc biệt nặng nề đối với các nước phát triển vì những hiệu quả tiêu cực do sự phát triển xã hội của họ đang Sau hội nghị này, một hội nghị quốc tế khác họp tại Ky-ô -tô đã ra" Nghị định thư Ky-ô- tô về giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính làm cho trái đất ấm dần lên" (1997)…Tuy nhiên, nước Mỹ, một trong những nước hàng năm tung ra bầu khí quyển khối lượng khí thải lớn nhất thế giới lại không chịu phê chuẩn Hiệp định này.

ở quy mô toàn cầu, sự gia tăng nguồn lực để giải quyết các vấn đề về môi trường có xu thế giảm đi. Vì thế, hơn bao giờ hết, bảo vệ môi trường phải trở thành mối quan tâm hàng đầu của toàn nhân loại và mỗi quốc gia.

Mối đe doạ của thảm hoạ môi trường đến an sinh của con người và xã hội:

Thiên tai khó lường do biến đổi khí hậu trên toàn cầu đe doạ tính mạng, của cải, vật chất của hàng tỷ người trên khắp thế giới;

Sức khoẻ con người bị đe doạ do ăn, uống, hít thở phải nhiều chất độc hại; nhiều bệnh trực tiếp và dán tiếp do ô nhiễm môi trường: ung thư da, thương hàn, dịch tả, viêm gan vi rút…

Môi sinh cho cả con người lẫn cả các sinh vật sống thay đổi làm cho biến đổi cây trồng, vật nuôi, nhiều bệnh lạ đối với sinh vật gây nguy hại cho con người;

Nguy cơ khủng hoảng sinh thái cục bộ và toàn cầu, đe doạ an toàn lương thực và an toàn sinh sống của nhân loại trên khắp hành tinh.

Câu chuyện kể của em Đỗ thị Thực, sinh viên lớp 6CT1 khoa công tác xã hội, Trường Đại học LĐXH về nỗi đau quê em:

" Đó là gia đình anh Nguyễn Văn An ở quê em. Anh An và chị Lan được 3 năm mới sinh được một cháu gái. Khi cháu gái chưa đầy 1 tuổi thì năm ấy quê em bị lũ lớn, nhà cửa, lợn gà, trâu bò cùng hoa màu của cả làng đã bị lũ cuốn đi gần như hết. Gia đình anh An, chị Lan ở ven sông nên bị lũ cuốn đi tất cả. Anh chị phải dựng lều để sống và phải bắt đầu từ đầu. Với vô vàn khó khăn nhưng anh chị đã quyết tâm cùng nhau gây dựng lại. Nhưng với sức lực ngày càng mệt mỏi do phải kiếm ăn từng bữa một, con còn nhỏ lại ốm đau, khóc suốt ngày nên chị Lan phải ở nhà trông con. Anh An sau mỗi ngày đi làm mệt mỏi trở về nhà, thấy vợ chưa kịp nấu cơm là bắt đầu nổi cáu, dần dần vợ chồng gay gắt với nhau rồi anh đi tới chỗ đánh chi. Tưởng chỉ như thế một lần thôi nhưng, hôm sau, anh không đi làm nữa và bắt đầu uống rượu, sau mỗi lần uống rượu về nhà là anh chửi bới, Chị Lan không chịu nổi đã cãi lại anh và trong lúc say, không làm chủ được mình nên anh đã đánh chị nặng tay và chị bị chết. Khi anh tỉnh lại được thì mọi chuyện đã quá muôn. Anh bị đi tù và đứa trẻ hơn 1 năm tuổi bị mồ côi mẹ và mất cha…."

Một phần của tài liệu Giáo trình An sinh xã hội (Nghề Công tác xã hội) (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)