1. An sinh xã hội trong thời đại phong kiến:
Lịch sử hình thành và phát triển nước ta từ thời tiền sử, thời kỳ bắc thuộc, thời kỳ xây dựng quốc gia độc lập đến thời kỳ ổn định, thịnh vượng của các chế độ phong kiến từ Đinh, Lê, Lý, Trần luôn luôn phải chống trọi với 2 kẻ thù là thiên ta và địch hoạ. Trong cuộc đấu tranh với thiên tai, chống lại giặc ngoại xâm để xây dựng và bảo vệ đất nước, nhân dân ta đã sớm có nhiều hình thức nhường cơm sẻ áo, lá lành đùm lá rách ngay tại cộng đồng. Hai hình thức phổ biến được nhân dân ta sử dụng đó là: 1) lập các quỹ ruộng, quỹ thóc giúp đối tượng có khó khăn đặc biệt ( quả phụ điền, cô nhi điền, học điền..; 2) Lập các phường hội cùng cảnh để tương trợ, giúp đỡ, đổi công…Nhà nước phong kiến, trên cơ sở của tư tưởng phật giáo (cứu khổ, cứu nạn) và tư tưởng của nho giáo (coi dân như con, lấy dân làm gốc..) bao giờ cũng coi trọng cứu trợ nhân dân bằng một số hình thức truyền thống là cứu trợ khi đói kém, mất mùa, vỡ đê, lụt lội….khuyến khích lập các hội để giúp đỡ lẫn nhau. Những ý tưởng này, thực chất là những ý tưởng cơ bản về một xã hội an sinh.
2- An sinh xã hội thời kỳ pháp thuộc đến trước cách mạng tháng 8/ 1945:
Trong suốt thời kỳ dài, dưới ách đô hộ của thực dân Pháp, anh sinh xã hội của dân ta không được quan tâm, hơn thế nữa, chúng còn dùng tất cả những biện pháp chính trị, kinh tế, xã hội…(các loại sưu cao thuế nặng, các loại chính sách ngu
cách mạng, làm cho dân đói khổ, ngu muội, để dễ bề cai trị, kéo dài tình trạng nô lệ của một dân tộc. Thời kỳ này không thể nói tới an sinh xã hội. ở một số tỉnh, thành phố lớn, thực dân pháp mở một số bệnh việ làm phúc, trại tế bần, thực chất cũng chỉ là muối bỏ biển, rất hình thức.
Khi Đảng CS Việt nam được thành lập ( 3/2/1930), trong những cương lĩnh đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam đã nêu được ý tưởng xây dựng một nhà nước công nông, ở đó người lao động cần lao được chăm sóc, giúp đỡ thông qua các tổ hội ái hữu, các chính sách bảo hiểm đã được đề cập đến. Những tư tưởng này đặt nền tảng cho tư tưởng xây dựng một xã hội an sinh xã hội chủ nghĩa. Dưới sự sự lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước Việt Nam đã vận dụng những tư tưởng này vào hoạt động thực tế; ngay trong những năm đầu tiên sau khi giành chính quyền, các hình thức cơ bản về bảo hiễm xã hội, trợ giúp xã hội và ưu đãi xã hội đều đã đựoc áp dụng vào thực tế.
3- An sinh xã hội từ khi thành lập nước ( 9/1945) đến trước thời kỳ đổi mới (1986):
Đây là một thời kỳ lịch sử kéo dài với nhiều biến động chính trị, kinh tế, xã hội. Nét đặc trưng quan trọng nhất chi phối đặc điểm của an sinh xã hội thời là 2 cuộc kháng chiến chống Pháp kéo dài 9 năm ( 1946-1954) và cuộc kháng chiến gần 30 năm chống Mỹ cứu nước (1946-1975). Trong thời kỳ chiến tranh, tuy kinh tế khó khăn nhưng với đường lối đúng đắn của Đảng, nhà nước ta, nhân dân trong các vùng giải phóng, vùng tự do nhân dân vẫn ra sức tăng gia sản xuất để một mặt đảm bảo cuộc sống tối thiểu, không để dân bị chết đói, mặt khác, dồn sức người, sức của cho mặt trận, cho tiền tuyến lớn. ở vùng tạm chiếm, các tâng lớp nhân dân, những người dân tiến bộ, những người tư sản nhỏ, những trí thức yêu nước, cũng được vận động, giác ngộ, quyên góp giúp đỡ cách mạng… giúp đỡ kháng chiến. Trong thời kỳ này, các chính sách thương binh liệt sĩ, chăm sóc người cách mạng được đặc biệt chú ý.
Sau khi miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đất nước thống nhất, nhân dân ta phải bắt tay vào xây dựng một nền an sinh xã hội trong bối cảnh xã hội rất khó khăn do hậu quả nặng nề của chiến tranh, kinh tế và xã hội đều ở trong tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng. Đảng nhà nước ta một mặt, kêu gọi nhân dân phát huy tinh thần dân tộc, chủ nghĩa anh hùng cách mạng trong chiến tranh, giúp
đỡ nhau, giúp đỡ đối gia đình có công với cách mạng, chăm sóc thương binh liệt sĩ, mặt khác có các giải pháp, chính sách phát triển kinh tế, giúp đỡ đối tượng người già cả, neo đơn, cải tạo các đối tượng tệ nạn xã hội: băng đảng, trộm cướp, mại dâm…., sử dụng các cơ sở An sinh xã hội của chính quyền cũ phục vụ việc nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, người già cô đơn, người tàn tật, nuôi dưỡng thương bệnh binh nặng….
Trong thời gian này, tuy khó khăn, nhưng ở miền Bắc, đại bộ phận công nhân viên chức đều có được bảo hiểm xã hội, được hưởng chính sách bảo hiểm khí ốm đau, thai sản, tai nạn lao động…. ở nông thôn miền Bắc, sau khi cải cách ruộng đất, đến những năm 1960-1970 hệ thống hợp tác xã nông nghiệp đựoc thiết lập ở tất cả các địa phương, người nông dân được giúp đỡ khi ốm đau.
3-An sinh xã hội trong nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa:
Thực hiện mục tiêu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhà nước ta, bên cạnh việc tổ chức thực hiện an sinh xã hội đã dần dần thể chế hoá các hoạt động đó bằng hệ thống pháp luật an sinh xã hội, tạo khung pháp lý để mọi người dân, đặc biệt là các đối tượng yếu thế, thiệt thòi, dễ bị tổn thương được bảo vệ, chăm sóc. Xoá đói, giảm nghèo, giảm bớt khoảng cách giàu nghèo, chăm sóc gia đình có công với các mạng, thương binh, gia đình liệt sĩ; chăm sóc đời sống của người lao động, tăng lương, phát triển các chế độ bảo hiểm xã hội cho người làm công, ăn lương… là những chiến lược đang được toàn Đảng, toàn dân ta thực hiện.
Bên cạnh nguồn lực của nhà nước cho an sinh xã hội, thời kỳ này, Đảng, Nhà nước ta kêu gọi sự đóng góp của toàn dân, của các tổ chức xã hội, tổ chức từ thiện, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước tham gia vào giải quyết những vấn đề xã hội cấp bách theo tinh thần xã hội hoá. Đây là một trong quan điểm rất quan trọng trong việc đảm bảo an sinh xã hội cho mọi người dân