III- Phương pháp tiếp cận mới về an sinh xã hội: quản lý rủi ro: 1 Rủi ro, bản chất rủi ro và phân biệt rủi ro:
3- Công cụ điều chỉnh rủi ro:
Có một hệ thống các công cụ (hình thức), cách thức điều chỉnh được sử dụng trong mỗi chiến lược quản lý rủi ro. Có 3 công cụ điều chỉnh chủ yếu sau đây:
Cách điều chỉnh cá nhân/ không chính thức: vì chưa có các thiết chế thị trường và các quy định của xã hội phản ứng của các hộ gia đình đơn lẻ là tự bảo vệ thông qua cách thức điều chỉnh cá nhân/ không chính thức. Cách thức này cung cấp nhiều thông tin nhất và nêu lên được những vấn đề khó khăn khi phối hợp, nhưng có thể bị hạn chế bởi tính hiệu quả của nó. Ví dụ, mua và bán tài sản cố định; vay mượn không chính thức , thâm canh tăng vụ; sử dụng các công nghệ an toàn hơn (chọn cây, con phù hợp và an toàn, ít bị rủi ro do thời tiết, dịch bệnh..); dự trữ lương thực, thực phẩm để dùng sau này. Thiếu các thị trường bảo hiểm chính thức (chưa được thực hiện), các hộ gia đình cũng có thể tham gia vào bảo hiểm cá nhân, như chia rủi ro không chính thức. Các loại hình này được xây dựng trên cơ sở thông tin trực tiếp và các mối quan hệ đã phát triển trong nhiều năm hoặc nhiều thế hệ. Thí dụ vấn đề quan hệ thông gia nhiều thế hệ (và các điều khoản trao đổi không công khai); chuyển tiền giữa bạn bè và làng xóm, đầu tư vào vốn xã hội, tham gia cùng thuê nhà, các hợp đồng tín dụng với việc thanh toán ngẫu nhiên, và cam kết tham gia các hợp đồng dài hạn với sự an sinh của một nguồn thu nhập ổn định (đối với người lao động làm thuê).
Ưu điểm của cách điều chỉnh không chính thức là quan hệ cá nhân đóng kín. Loại công cụ này khá đơn giản, chủ động. Bố mẹ khi cho con cái kết hôn đã có những cân nhắc nhất định cho sự an sinh của con cái mình sau này bằng cách chia bớt ruộng đất, tài sản trong nhà. Trong các khu vực phong kiến, phụ nữ không được đứng tên chủ sở hữu nhà của, đất đai… bố mẹ có thể cho con giái khi đi lấy chồng những tài sản quý giá khác, dễ dàng bán đi khi cần thiết bị rủi ro như vàng bạc, đá quý… Cách thức điều chỉnh cá nhân như trên được phát huy tốt nếu có sự tác động thuận chiều của các chính sách nhà nước. Hiện nay ở nước ta, để bảo vệ quyền lợo phụ nữ, luật pháp quy định con gái cũng như con trai, đều được thừa kế tài sản của cha mẹ như nhau, tên trong sổ sở hữu đất đai, nhà cửa đều phải ghi cả tên vợ lẫn tên chồng. Người phụ nữ, vì thế sẽ có thể có quyền tiếp cận đến các nguồn lực như tín dụng, bảo hiểm … đối phó với rủi ro.
Cách điều chỉnh dựa trên cở sở thị trường/ chính thức : với sự hiển diện của tất cả các thành phần của thị trường như tiền, các ngân hàng, các công ty bảo hiểm hoạt động mang tính chuyển đổi tạm thời, các hộ gia đình riêng lẻ cũng sẽ sử dụng những công cụ này để quản lý rủi ro thu nhập. Nhưng theo quan điểm trước những hạn chế của nó do thông tin không đầy đủ, việc sử dụng các công cụ của họ sẽ bị giới hạn. Tuy nhiên, việc sự dụng các công cụ sẽ làm phát triển thị trường tài chính.
Tiết kiệm tài chính cũng như tích luỹ các tài sản khác có thể bán với mức giá hợp lý trên thị trường có lẽ là công cụ quản lý tài sản quan trọng nhất được sử dụng để giải quyết tình trạng biến đổi thu nhập. Tiết kiệm ban đầu thấp hơn so với mức hợp lý và đầy đủ nhưng đủ làm gián đoạn quá trình tiêu dùng (nếu không còn rủi ro thu nhập và tiết kiệm được sử dụng) hoặc làm giảm chi tiêu đời sống và tinh hữu dụng của đời sống (nếu tiết kiệm bị miễn cưỡng chuyển sang phần thừa kế). Tuy nhiên, nếu cách thức điều chỉnh về bảo hiểm hợp lý, tiết kiệm ban đầu sẽ là công cụ mạnh để đối phó với những tình trạng rủi rovề thu nhập không có sự tương quan và có tần xuất biểu hiện cao đối với người nghèo. Minh chứng được khảo nghiệm này cho thấy việc thiết lập một hệ thống ngân hàng đủ mạnh và chính sách không gây ra lạm phát là một phương sách quan trọng để đối phó với biến đổi thu nhập.
Cách nhìn nhận như vậy cũng được tính đến đối với khả năng của cá nhân để vay vốn trong lúc mất nguồn thu nhập. Tài sản có thể tồn tại nhưng giá cả có thể tạm thời thấp xuống, sự chuyển làm tăng chi phí hoặc hộ gia đình riêng lẻ có thể không có thời gian để tích luỹ. Vay mượn cũng quan trọng để mua các yếu tố đầu vào trong quá trình giảm thu nhập bằng tiền mặt và để đảm bảo những nguồn thu nhập trong tương lai. Bởi vì các bên tham gia thị trường chính thức miễn cưỡng cho các hộ gia đình vay vốn mà không đảm bảo lãi xuất nên cung cấp tài chính nhỏ là một công cụ quan trọng để quản lý rủi ro xã hội.
Trong trường hợp có các rào cản thương mại như thông tin tư nhân (không đầy đủ), kênh giao tiếp bị hạn chế và các hệ thông pháp luật bị hạn chế thì các hệ thống cho vay tín dụng hiệu quả của các cơ quan tài chính có thể yêu cầu các điều khoản có hàm ý hoặc rõ ràng về bảo hiểm nêu trong các hợp đồng cho vay. Tiến hành như vậy sẽ tạo nên sự can thiệp ( của xã hội) bảo vệ lợi ích cho phụ nữ và các vùng nghèo, vùng sâu, vùng xa như một công cụ phân phối lại của chính sách xã hội.
Việc sớm thu được các tài khoản tiết kiệm đời sống và các hợp đồng đóng bảo hiểm hàng năm cho phép giải quyết các tình trạng vô cùng khó khăn của người tàn tật và người cao tuổi. Tương tự như vậy, mua bảo hiểm y tế, bảo hiểm tài sản và bảo hiểm mùa vụ, tiết kiệm và vay vốn sẽ trợ giúp trong việc giải quyết những bất trắc nảy sinh ở mức độ cao. Tuy nhiên, cách điều chỉnh dựa trên cơ sở thị trường có thể không phải đối phó với hậu quả của các thông tin không tương xứng và đưa ra bảo hiểm thất nghiệp hoặc trợ cấp hàng năm chỉ khi giá cả thực sự không còn phù hợp.
Cách thức điều chỉnh chính thức/ do nhà nước uỷ thác hoặc cung cấp:
(như các quy tắc, quy định, bảo hiểm xã hội, các quá trình chuyển đổi, việc làm công cộng): để thoát khỏi những ảnh hưởng do lựa chọn trái ngược, các chính phủ có thể quy định bảo hiểm cho toàn bộ người thất nghiệp (với hình thức cùng đóng góp), theo đuổi các mục đích được ủng hộ (như phân phối lại thu nhập và đối phó với thực trạng nảy sinh) hoặc bảo vệ chính phủ chống lại những âm mưu của các cá nhân như kết quả của những lợi ích tối thiểu. Chính phủ có thể quy định hoặc cung cấp bảo hiểm cho người cao tuổi, người tàn tật, người sống sót sau những biến cố đặc biệt khó khăn, người bị tai nạn và ốm đau. Thêm nữa, chính phủ đã định hướng với nhiều công cụ để đối phó với ảnh hưởng của tiêu dùng khi thu nhập bị mất. Sự lựa chọn này không chỉ phụ thuộc vào mối quan tâm về cách phân bổ mà còn phụ thuộc vào các nguồn tài chính sẵn có và các khả năng hành chính, cũng như các dạng biến động. Sự lựa chọn cũngc phụ thuộc vào sự quan tâm về tính hiệu quả bởi vì hình thức cung cấp sẽ ảnh hưởng
đến việc cung ứng lao động đơn lẻ và các quyết định tiết kiệm mà chính phủ chỉ có thể giám sát sự thiếu hụt của nó. Các chính phủ có thể đưa ra một số việc làm công cộng với mức lương thấp hơn mức lương thị trường. Công cụ tự định hướng này có thể được thay thế, hoặc bổ sung vào các lợi ích của người thất nghiệp. Các chính phủ có thể đưa ra các loại hình bảo hiểm với lợi ích bằng hiện vật với cách thức đã đặt ra mục tiêu (đã được kiểm chứng) đối với tất cả các đối tượng ở dưới mức đói nghèo được xác định. Hoặc các chính phủ có thể đưa ra một mức thu nhập tối thiểu theo cách thức phổ thông tới toàn bộ dân số ( theo các nhóm nhân khẩu học hoặc một nhóm nhỏ hơn ).
Bảng: Các chiến lược quản lý rủi ro, vai trò của các thiết chế trong quản lý rủi ro Các chiến lược điều chỉnh Không chính thức/ mang tính cá nhân Chính thức/ dựa trên cơ sở thị trường tài chính Chính thức/ Nhà nước, xã hội/ được cung cấp
Ngăn ngừa rủi ro - Đa dạng hoá kỹ năng và chuyên; môn nghề nghiệp; - Có một trình độ học vấn cơ bản; - Chuyển sang hình thức sản xuất ít rủi ro hơn - Việc làm và thu nhập, cho người thất nghiệp; - Giáo dục và đào tạo; - Chương trình tín dụng nhỏ; - Chính sách chăm sóc sức khoẻ; - Chính sách trợ cấp cho người thất nghiệp; Giảm nhẹ rủi ro - Cùng một lúc có nhiều việc làm; - Đầu tư vào con người, tài sản có giá trị;
- Hôn nhân/ gia đình;
- Các điều chỉnh cộng đồng;
- Bảo hiểm tư nhân; - Hưu trí; - Bảo hiểm y tế; - Các dịch vụ xã hội; - Việc làm công cộng; - Các chương trình hỗ trợ của Chính phủ về người tàn tật và người ốm đau; Đối phó với rủi ro - Bán tài sản; - Sự trợ giúp của gia đình mở rộng; - Vay mượn của hàng xóm, láng giềng - Trợ giúp của hàng -Vay mượn từ ngân hàng; - Vay mượn từ hệ thống tín dụng của địa phương;
- Trợ giúp tiền mặt; - Trợ giúp lương thực, thực phẩm; - Cứu trợ khẩn cấp về y tế;
xóm, láng giềng;