Những kỹ năng cơ bản của nhà tham vấn nhóm

Một phần của tài liệu Giáo trình Tham vấn (Nghề Công tác xã hội) (Trang 115 - 119)

- Bước 5: Đánh giá giải pháp, kết quả

6.1Những kỹ năng cơ bản của nhà tham vấn nhóm

6. Một số kỹ năng làm việc trong nhóm

6.1Những kỹ năng cơ bản của nhà tham vấn nhóm

Rất nhiều những kỹ năng trong tham vấn nhóm tương tự như trong tham vấn cá nhân. Song cũng có một số đặc thù riêng khi sử dụng trong tham vấn nhóm

- Lắng nghe tích cực

Kỹ năng này bao gồm cả việc lắng nghe nội dung, ngôn ngữ cử chỉ của người đang nói cũng như thể hiện sự giai tiếp với người đó để họ thấy rằng mình đang đựoc lắng nghe. Kỹ năng này so với tham vấn cá nhân thì phức tạp và khó khăn hơn vì người tham vấn phải lắng nghe cùng một lúc nhiều người. Người tham vấn cần phải luôn tự nhận thấy người trong nhóm đang nghĩ gì và cảm thấy gì, thậm chí ngay cả khi họ chẳng nói gì. Vì thế, khi người trưởng nhóm chú ý tới người đang nói chuyện, anh ta cũng cần phải lướt qua những người khác trong nhóm để có thể bắt được cảm xúc của họ.

- Kỹ năng phản ảnh

Kỹ năng phản ảnh để chứng minh cho nhóm thấy rằng người tham vấn có hiểu những gì họ đang nói hay không. Những phản ảnh sai sẽ làm cho các thành viên cảm thấy bối rối và không còn thích thú. Nếu các thành viên nói những câu không rõ nghĩa, khó hiểu hay là dang dở thì cần phải hỏi lại để xác định chắc chắn xem họ đang nói về cái gì. Đặt câu hỏi cũng là cách để làm tăng sự tương tác. Những câu hỏi mở và có tính thăm dò giúp các thành viên phản ánh và mở rộng suy nghĩ của họ.

Khi một thành viên nói một đoạn dài, cần phải tóm lược lại những gì người đó vừa nói để tập trung dự liệu và để đẩy cho câu chuyện tiếp diễn, phụ thuộc vào nhu cầu của các thành viên. Việc tóm tắt còn rất cần thiết mỗi khi chuyển từ chủ đề này sang chủ đề khác, cũng như là ở thời gian kết thúc một cuộc tham vấn.

- Khuyến khích và ủng hộ

Với những thành viên cảm thấy lo lắng và sợ sệt nhóm, nhà tham vấn cần phải biết cách khuyến khích họ chia sẻ cảm xúc và làm cho họ thấy rằng những cảm giác đó cũng chỉ là bình thường thôi. Sự ủng hộ còn thể hiện ở giọng điệu, thái độ đối mặt và cởi mở. Người tham vấn cần phải cẩn thận không làm tăng cường thêm những hành vi chống đối cũng như không khuyến khích nói quá nhiều hay là ngắt lời.

- Thiết lập không khí

Thiết lập không khí đề cập tới việc nhà tham vấn thiết lập trạng thái cho nhóm, thông qua những hành vi, lời nói của ông ta và những gì ông ta sắp đặt cho xảy ra. Nhà tham vấn cần phải quyết định bầu không khí trong buổi tham vấn, ví dụ như: nghiêm trọng hay là xa giao, nghiêm túc hay là không nghiêm túc, căng thẳng hay là thoải mái

- Làm mẫu và tự bộc lộ bản thân

Làm mẫu và tự bộc lộ bản thân rất quan trọng trong việc thiết lập bầu không khí trong nhóm. Phong cách nói chuyện của nhà tham vấn cũng như thái độ, sở thích và sự nhiệt tình của ông ta cũng là một kiểu mẫu để các thành viên trong nhóm theo. Sự tiên phong này của trưởng nhóm cũng thể hiện mong muốn chia sẻ của ông ta và cũng sẽ có thể khuyến khích người khác làm theo. Việc người trưởng nhóm chọn bộc lộ cái gì ở mình và bộc lộ như thế nào là rất quan trọng, sao cho có lợi nhất cho cả nhóm, và không được để dồn sự tập trung chú ý vào ông ta.

Bởi vì giá trị của tham vấn nhóm nằm ở việc giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm, việc khuyến khích để mọi người học cách trò chuyện chia sẻ với nhau là rất quan trọng, chứ không phải chỉ nói chuyện với người trưởng nhóm. Vì thế, cứ mỗi khi có thành viên nào có xu hướng nói chuyện riêng với trưởng nhóm, người trưởng nhóm cần phải biết cách hướng sự chú ý đó sang các thành viên còn lại. Người trưởng nhóm cần phải nhắc nhở thành viên đó quay mặt về phía các thành viên viên còn lại để anh ta không chỉ quá chú tâm vào nhà tham vấn.

- Kỹ năng thu hút sự tham gia hay hạn chế sự lấn át của các thành viên trong nhóm.

Khi điều khiển nhóm, nhà tham vấn nên bắt đầu bằng việc nói rằng ông ta muốn nghe ý kiến từ tất cả mọi người. Nếu nhà tham vấn muốn thu hút những thành viên ít nói, chúng ta có thể nói: " Tôi để ý thấy một vài người rất yên lặng, và tôi rất muốn biết anh/ chị đang nghĩ gì". Nhà tham vấn thậm chí có thể hỏi trực tiếp xem anh ta hay cô ta nghĩ gì.

Cũng tương tự như vậy, đối với những thành viên nói nhiều, nhà tham vấn có thể ngắt lời một cách tế nhị: "Bạn hãy dừng lại một chút và để cơ hội cho những người khác cùng chia sẻ ý kiến".

Sử dụng đối thoại qua việc mắt nhìn thẳng hay không nhìn thẳng vào đối tượng để thu hút hay ngắt lời một thành viên nói nhiều sẽ là rất hiệu quả. Nhìn thẳng vào mắt người ít nói có thể truyền thêm sức mạnh thúc đẩy họ nói ra. Mặt khác việc nhà tham vấn không nhìn thẳng vào người nói nhiều ngụ ý rằng ông ta đang muốn nghe ý kiến của một người khác nữa.

- Kỹ năng kiểm soát xung đột

Xung đột cần phải được giải quyết một cách cởi mở và tế nhị, và không nên bỏ qua chỉ bởi vì sự khó chịu. Khi xuất hiện một xung đột nào đó, nhà tham vấn cần phải nhanh chóng nhận ra nó và đưa ra thảo luận một cách cởi mở. Sau khi khuyến khích mọi người bày tỏ ý nghĩ của mình, nhà tham vấn cần phải

chuyển sự tập trung ra khỏi những cá nhân bị tấn công và chuyển hướng để giải quyết vấn đề.

Nếu giữa hai thành viên sẵn có sự xung đột và nhà tham vấn cần phải tập trung vào vấn đề này trước buổi tham vấn, chúng ta cần phải gặp gỡ riêng từng người, giải thích lý do tại sao ta lại muốn giải quyết xung đột trong nhóm. Bằng cách này không những nhà tham vấn đã xây dựng được mối quan hệ với 2 thành viên mà còn thiết lập nên một cam kết để giải quyết xung đột giữa các thành viên và người trưởng nhóm. Tại thời điểm bắt đầu buổi tham vấn, người trưởng nhóm cần phải chuẩn bị cho các thành viên khác trong nhóm về những nội dung nói chuyện và có ý nói mởi mọi người đóng góp tích cực cho buổi nói chuyện.

- Giải quyết với sự cố thủ

Khi các thành viên tỏ ra không sẵn lòng hợp tác, có thể đó là bởi vì anh ta ngay từ đầu đã không muốn tham gia vào nhóm. Cũng rất bình thường nếu nhà tham vấn thấy rằng vị trí trưởng nhóm của anh ta đang bị đe doạ, thiếu sự công tác và đồng cảm, không đủ tư cách làm trưởng nhóm và thậm chí còn không được mọi người thích. Nhà tham vấn cần phải nhận biết và giải quyết trước tiên những cảm xúc của ông ta và những phản ứng tích cực về tình huống, và chia sẻ một cách cởi mở và chân thật. Bằng cách làm này nhà tham vấn cũng làm mẫu cho việc giải quyết vấn đề như thế nào. Đôi khi sự cố thủ ở một thành viên nào đó là hậu quả củaviệc anh ta sợ hay lo lắng. Bằng cách thể hiện thiện chí khám phá và thấu hiểu thái độ cố thủ của thành viên, thành viên đó dường như sẽ cùng hợp tác trong vấn đề.

- Mở đầu và kết thúc cuộc tham vấn

Nhà tham vấn mở đầu cuộc tham vấn như thế nào sẽ thiết lập nên bầu không khí tham vấn như thế đó, và cũng để dẫn dắt sự tham gia của các thành viên. Một vào động tác "khởi động" cũng cần để giúp nhóm có thể dễ dàng tham gia vào buổi nói chuyện. Trưởng nhóm có thể cho các thành viên cơ hội để chia sẻ xem những buổi nói chuyện trước ảnh hưởng tới anh ta như thế nào, phản ánh

bằng những suy nghĩ của anh ta sau đó và cũng để kiểm tra xem liệu họ có thích tiếp tục làm việc tham vấn nữa hay không. Một vài câu hỏi mở có thể là: "Mọi người cảm thấy như thế nào khi tới lại đây?" "Bạn có cảm nghĩ gì sau buổi nói chuyện hôm trước?" "Điều nào trọng buổi nói chuyện trước làm bạn thích nhất?" Giúp mọi người bộc lộ cảm xúc của họ về mỗi cuộc tham vấn cũng quan trọng như khi mở đầu cuộc tham vấn vậy. Cần phải dành thời gian để tóm lược, nhấn mạnh những ý thảo luận chính, tăng cường thêm hiệu quả cuộc nói chuyện bằng cách liên hệ với cuộc sống hàng ngày của thành viên và kiểm tra xem còn có những vấn đề nào chưa được giải quyết, những vấn đề nào mới nảy sinh trong quá trình tham vấn. Nhà tham vấn có thể kết thúc buổi nói chuyện bằng cách hỏi rằng: "Bạn cảm thấy buổi nói chuyện hôm nay như thế nào?" "Có ai còn có điều muốn nói với thành viên khác hay tới cả nhóm hay không?" hoặc là: "Bạn có thể tóm lược buổi trò chuyện ngày hôm nay được không?"

Một phần của tài liệu Giáo trình Tham vấn (Nghề Công tác xã hội) (Trang 115 - 119)