Kỹ năng tham vấn gia đình

Một phần của tài liệu Giáo trình Tham vấn (Nghề Công tác xã hội) (Trang 87 - 89)

- Bước 5: Đánh giá giải pháp, kết quả

4.1.Kỹ năng tham vấn gia đình

4. Kỹ năng và kỹ thuật tham vấn trong gia đình

4.1.Kỹ năng tham vấn gia đình

4.1.1 Thấu cảm.

Nhà tham vấn gia đình phải thấu cảm với từng thành viên chứ không được thiên vị. Thường thì khi gia đình đến tham vấn, 1 hoặc 2 thành viên sẽ chia sẻ cảm xúc cởi mở hơn trong khi các thành viene còn lại đều lùi về thế “ phòng

thủ”. Nhà tham vấn phải tỏ ra đồng cảm không phải chỉ với người nói mà còn phải cả với người yên lặng.

4.1.2 Nghe nhiều người cùng một lúc

Trong tham vấn cá nhân nhà tham vấn chỉ phải lắng nghe một người. Còn trong tham vấn gia đình họ phải có kỹ năng lắng nghe những suy nghĩ và cảm xúc khác nhau từ mỗi thành viên để có thể vẽ nên một bức tranh đầy đủ nhất về hoàn cảnh gia đình đó mà không có sự thiên vị.

4.1.3 Kỹ năng “ Thúc đẩy” và “ Kìm hãm”

Để có thể thúc đẩy sự giao tiếp trong gia đình, nhà tham vấn phải tạo điều kiện cho tất cả các thành viên nói ra. Họ phải lôi kéo những người ít nói nói ra cũng như là giảm bớt việc nói của những thành viên nói nhiều trong ca tham vấn. Lý do những thành viên ít nói có thể là do họ cảm thấy những gì họ nói đều không quan trọng và lo ngại phải bộc lộ mình hoặc là họ không hứng thú gì với ca tham vấn vì họ thấy đó không phải là vấn đề của mình. Đôi khi họ trở nên không hứng thú với ca tham vấn vì họ cảm thấy bị bỏ rơi trong cuộc nói chuyện. Để thúc đẩy những thành viên nói ít, nhà tham vấn có thể nói “ Tôi để ý rằng bạn rất yên lặng trong 20 phút vừa rồi. Tôi tự hỏi rằng không không biết bạn nghĩ gì và cảm thấy thế nào ề những điều mà chúng ta vừa bàn luận đến”. Cùng với lời nói, nhà tham vấn xoay người về phía người được hỏi, nhìn trực diện và đợi câu trả lời.

Thường thì một số thành viên có xu hướng nói nhiều để kéo nhà tham vấn đứng về phía của họ. Bạn cần phải làm cho những thành viên nói nhiều này nói ít hơn và chia sẻ sự chú ý với cả những thành viên khác một cách tế nhị và khéo léo. Chẳng hạn như nhà tham vấn có thể bắt được một cơ hội và nói: “ Tôi vừa nghe bạn kể rất nhiều về phía bản thân mình trong tình huống này, tôi muốn nghe cả từ phía người khác về những gì họ cảm nghĩ”. Cùng với câu nói đó, nhà tham vấn xoay người đi khỏi phía thành vien nói nhiều và hướng về phía thành viên khác để nghe ý kiến.

4.1.4 Làm việc với những thành viên ban đầu không hợp tác

Không phải bất cứ thành viên nào đều đến với tham vấn một cách tự nguyện. Một vài thành viên thì nghĩa rằng họ chẳng có vai trò gì trong giải quyết vấn đề của gia đình, sự có mặt của họ trong ca tham vấn là thừa. Một số thì lại cho rằng gia đình họ chẳng có vấn đề gì và chẳng cần gì phải thay đổi. Họ chỉ tới tham dự ca tham vấn vì bị bắt buộc mà thôi. Cần phải tìm hiểu những cảm xúc của họ và ghi nhận sự chấp nhận được tham vấn mặc dù lúc đầu không bằng lòng. Qua sự thấu cảm và thúc đẩy của ca tham vấn, những thành viên ban đầu không hợp tác sẽ trở nên hợp tác hơn với nhà tham vấn.

4.1.5 Giữ sự khách quan và không tập trung vào một nhân vật cụ thể

Thông thường gia đình tìm đến tham vấn để giúp họ làm thay đổi suy nghĩ của một thành viên nào đó. Gia đình thường nhìn nhận một thành viên nào đó như là cội nguồn của vấn đề và chỉ mòng muốn nhà tham vấn “điều chỉnh” thành viên đó. Nhà tham ấn cần phải đủ tỉnh táo để không rới vào cái bẫy đặt sẵn đó. Việc này dẫn đến hậu quả đương nhiên là một thành viên nào đó sẽ bị cô lập và khó thay đổi còn những người khác thì cứ khăng khăng rằng mình không cần phải thay đổi gì hết.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tham vấn (Nghề Công tác xã hội) (Trang 87 - 89)