Khái niệm chung về tham vấn cá nhân

Một phần của tài liệu Giáo trình Tham vấn (Nghề Công tác xã hội) (Trang 33 - 35)

- Hiện nay chúng ta chưa có một công trình nghiên cứu nào mang tính hệ

1. Khái niệm chung về tham vấn cá nhân

1.1. Khái niệm, ý nghĩa, mục đích của tham vấn gia đình

Trong cuộc sống mỗi người đều phải đối mặt với những khó khăn như vấn đề: sức khỏe, kinh tế, quan hệ gia đình, xã hội, tình yêu hôn nhân, sức khỏe, công việc...Khi đó họ thường có khó khăn tâm lý và trở nên không sáng suốt để có thể tự giải quyết được vấn đề đang đối mặt. Thay vào đó là tâm trạng bất ổn hay hành vi bất thường khiến họ có những khó khăn trong lao động, học tập và sinh hoạt hàng ngày cũng như hòa nhập xã hội. Một người khi biết mình là một người có H (HIV), chắc chắn sẽ rất khủng hoảng về mặt tâm lý. Sự hận đời sẽ khiến họ có thái độ thù địch hay hành vi bạo lực với những người xung quanh, thậm chí cả người thân trong gia đình. Một phụ nữ khi nghe tin chồng ngoại tình sẽ trở nên buồn chán, thờ ơ với cuộc sống xung quanh, thất vọng về những mối quan hệ bên cạnh mình, bê trễ việc chăm sóc con cái...Nếu những cá nhân đó tìm đến với những nhà tham vấn - người có kiến thức, kỹ năng, thái độ chuyên môn trợ giúp - thì họ sẽ cảm thấy mạnh mẽ, vững tin hơn tự tìm ra được giải pháp phù hợp với hoàn cảnh của mình.

- Thay đổi cảm xúc, hành vi hay suy nghĩ không hợp lý

- Tăng cường sức mạnh để đối phó với những vấn đề đang gặp phải - Cải thiện mối quan hệ với những người xung quanh

- Tìm lại sự cân bằng và ý nghĩa trong cuộc sống - Tìm kiếm sự thích nghi xã hội

- Đưa ra quyết định hợp lý

Như vậy có thể hiểu tham vấn cá nhân: Đó là quá trình trao đổi tương tác

tích cực giữa nhà tham vấn và cá nhân nhằm giải quyết những khó khăn (tâm lý xã hội) mà họ tự không giải quyết được.

Cá nhân ở đây bao gồm những người thuộc mọi đối tượng khác nhau: đó có thể là trẻ em, người cao tuổi, vị thành niên, người truởng thành...họ đến với nhà tham vấn với rất nhiều vấn đề khác nhau.

1.2. Sử dụng mô hình Egans trong tham vấn cá nhân

+ Giai đoạn 1: Tạo lập mối quan hệ và lòng tin. Tham vấn viên phải tạo được lòng tin của thân chủ đối với mình. Mối quan hệ thoải mái, tin tưởng và hợp tác cần được xây dựng ngay trong giai đoạn khởi đầu này.

+ Giai đoạn 2: Xác định vấn đề. Giúp thân chủ phát hiện đúng vấn đề đang tồn tại đối với họ.

+ Giai đoạn 3: Đưa ra những giải pháp và lựa chọn giải pháp tối ưu. Xác định mục tiêu, Xây dựng kế hoạch hành động

+ Giai đoạn 4: Triển khai: tổ chức thực hiện các giải pháp đưa ra để đi đến mục tiêu.

+ Giai đoạn 5: Lượng giá: đánh giá lại những tiến bộ đã đạt được ở thân chủ, mục tiêu đề ra có đạt được không và ở mức độ nào.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tham vấn (Nghề Công tác xã hội) (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)