- Bước 5: Đánh giá giải pháp, kết quả
3. Tiến trình hoạt động trong nhóm
Việc lập kế hoạch cẩn thận rất quan trọng trong việc đảm bảo hiệu quả của tham vấn nhóm. Nó bao gồm cả việc thiết kế trước khi nhóm được thành lập.
3.1. Một số vấn đề chung về thiết lập nhóm
Trong việc thiết lập tham vấn nhóm, cần phải quan tâm tới những vấn đề sau:
- Nhóm đang hướng tới điều gì? Thành viên của nhóm nên gồm những ai? - Thành viên của nhóm tới từ những đâu? Họ sẽ được phác thảo nên như thế nào?
- Có nên có một nguời đồng trưởng nhóm? Nếu có thì đó là ai? - Mục đích của nhóm và kết quả mong đợi của nhóm là gì?
- Quy mô của nhóm nên ở cỡ nào?
- Nên làm việc với nhóm bao nhiêu buổi? - Một buổi nên kéo dài bao lâu?
- Tham vấn nhóm nên diễn ra ở đâu?
3.2. Tiến hành hoạt động nhóm
3.2.1 Khởi động nhóm
Ngày làm việc đầu tiên bao giờ cũng khó khăn hơn cả vì nhà tham vấn cần phải tham gia vào để tìm hiểu những nhóm khác nhau cũng như là lô gic của vấn đề. Cần phải chú ý những điểm dưới đây khi bắt đầu một nhóm:
- Người trưởng nhóm giới thiệu bản thân và vai trò của mình - Thiết lập bầu không khí cho nhóm
- Giới thiệu mục đích của nhóm
- Giải thích nhóm sẽ tiến hành như thế nào - Giúp các thành viên làm quen với nhau
- Cho phép các thành viên nêu lên nguyện vọng của họ đối với nhóm - Thiết lập nguyên tắc nhóm
- Giải thích sự quan trọng của của sự tự tin - Giải quyết những thắc mắc của các thành viên - Giới thiệu nội dung còn lại của buổi tham vấn
3.2.2 Những vấn đề của việc đồng trưởng nhóm ( hai nhà tham vấn)
Có thêm một trưởng nhóm nữa sẽ thuân lợi hơn là chỉ có một trưởng nhóm bởi vì hai người có thể sẽ cùng thực hiện và giúp đỡ nhau. Trước hết, người đồng trưởng nhóm có thể chia sẻ trách nhiệm trong việc lập kế hoạch và điều khiển nhóm, giúp làm giảm gánh nặng của người trưởng nhóm. Có thể người này chú ý tới nhiệm vụ của nhóm còn người kia chú ý nhiều tới sự thực
hiện của nhóm. Thứ hai là người trưởng nhóm thứ hai có thể phản hồi cho người trưởng thứ nhất biết ưu nhược điểm của mình, vì thế càng nâng cao kỹ năng tham vấn. Một lợi ích khác nữa là sự tương tác và hợp tác giữa hai nhà tham vấn sẽ làm mẫu để các thành viên bắt chước theo. Thứ tư là, một nhà tham vấn khác nữa sẽ đem tới buổi tham vấn một phong cách khác, ý kiến khác và kinh nghiệm phong phú hơn.
Cần hai trưởng nhóm có sự thấu hiểu lẫn nhau và biết phong cách của nhau, và cũng phải dành thời gian để lập kế hoạch cho từng buổi tham vấn để có thể phối hợp nhịp nhàng trong buổi làm việc.
3.2.3 . Lập kế hoạch cho những buổi tham vấn cá nhân
Số lượng buổi tham vấn cá nhân phụ thuộc vào thành viên trong nhóm cần tham vấn gồm những ai, những hoạt động nào sẽ được sử dụng và liệu rằng việc đưa ra thông tin có cần thiết hay không. Thông thường một khi thành viên đã hiểu hoạt động của buổi tham vấn và vui lòng chia sẻ thì ít cần phải lập kế hoạch hơn.
Trong việc lập kế hoạch cho một buổi tham vấn cụ thể, người trưởng nhóm cần phải quyết định chủ đề và cách thức tiến hành. Trong một vài nhóm (chủ yếu là với trẻ em và thanh thiếu niên), càng có nhiều hoạt động và bài tập thì càng cuốn hút sự tham gia của thành viên, nhờ đó làm tăng hiệu quả của cuộc tham vấn.
3.2.4 Một số kỹ thuật tạo sự tham gia của nhóm
Những hoạt động và bài tập trong buổi tham vấn nhóm nhằm tới mục đích sau:
- Thu hút sự tham gia của mọi người và làm đơn giản hoá vấn đề trong nhóm
- Tạo sự tập trung và tăng cường sự tập chung của các thành viên trong nhóm
- Đưa ra các cách học qua thực hành
- Cung cấp những thông tin hữu ích cho người trưởng nhóm - Làm tăng mức độ thoả mái trong buổi tham vấn
- Tạo sự thú vị và giảm sự căng thẳng trong nhóm.
Một số kỹ thuật :
- Viết
Hoạt động viết giúp cho thành viên tập trung vào nhiệm vụ, họ có thời gian suy nghĩ và chuẩn bị cho việc chia sẻ bằng lời nói. Bài tập này bao gồm: hoàn thành câu, lập danh sách, viết trả lời cho câu hỏi hay, và viết nhật ký. Nhật ký rất có ích vì nó giúp củng cố việc trải nghiệm và học tập của mọi người, và cũng được sử dụng như một cách ghi nhớ sau khi cuộc tham vấn kết thúc.
- Những hoạt động thể chất
Những bài tập như là đứng lên và kéo căng cơ hay là di chuyển trong phòng để nói chuyện với các thành viên khác, đổi chỗ để ngồi cạnh người khác, hít thở… là những hoạt động làm tăng thêm sinh lực cho buổi tham vấn, đặc biệt là khi các thành viên đã ngồi rất lâu. Một cách khác cũng về mặt thể chất để thành viên trả lời câu hỏi của nhà tham vấn là để các thành viên tưởng tượng rằng đang có những nấc thang từ 1 đến 10 trong phong, và họ có thể chọn bậc thang nào để đứng mà phù hợp nhất với vị trí của họ.
- Hoạt động nhóm 2 người và hoạt động nhóm 3 người
Hoạt động nhóm hai người là một hoạt động mà người tham gia được chia thành từng nhóm hai người để tranh luận về vấn đề và để hoàn thành nhiệm vụ trong khi hoạt động nhóm 3 người gồm 3 thành viên với cùng một mục đích. Nhiều lúc thảo luận nhóm 2 người hay 3 người thuận lợi cho các thành viên hơn là cả nhóm đông, đặc biệt là ở giai đoạn đầu của ca tham vấn. Hoạt động nhóm hai người và hoạt động nhóm 3 người cũng dành nhiều thời gian cho mỗi người
để tự bộc lộ suy nghĩ. Nhưng cũng phải lưu ý rằng phải để cho các thành viên chuyển qua nhiều nhóm bộ hai và hoạt động nhóm 3 người khác nhau.
- Hoạt động theo vòng tròn
Đây là kiểu hoạt động khi tất cả các thành viên được yêu cầu trả lời một câu hỏi hay phản hồi lại một lời bình luận. Vòng tròn rất có ích vì nó giúp các thành viên tập trung và nghĩ về những điều họ sắp nói, nâng cao sự tập trung để lôi kéo được tất cả mọi người, cho phép các thành viên nghe người khác nói, lôi kéo các thành viên ít nói và thu thập thông tin cho người trưởng nhóm.
- Vẽ tranh
Những hoạt động kiểu này đòi hỏi thành viên phải cắt, dán, tô màu hoặc là tạo ra thứ gì đó với một số vật liệu. Hoạt động này rất thú vị và rất linh hoạt cho phép họ bộc lộ bản thân theo một cách khác. Vẽ tranh rất hữu ích trong nhóm trẻ nhỏ
- Vui chơi
Những bài tập vui chơi giúp các thành viên thư giãn đồng thời bộc lộ những suy nghĩ mà họ còn đang giấu kín trong lòng. Ví dụ như nhà tham vấn yêu cầu các thành viên tưởng tượng đang chu du một chuyến lên đỉnh một ngọn núi để tìm kiếm một nhà thông thái và nhờ ông ta giải đáp giúp một câu hỏi quan trọng, tạo điều kiện cho các thành viên khám phá những phần ngay chính bản thân họ còn chưa biết và sự phản ứng lại của những người tham gia nhóm
- Thảo luận nhóm
Nhà tham vấn có thể chỉ ra một hoàn cảnh hay một chủ đề để cho các thành viên có thể thảo luận với nhau theo nhóm. Thảo luận nhóm đặc biệt tốt cho việc động não và gíup các thành viên có cơ hội làm việc cùng nhau
- Đóng vai
Trò chơi đóng vai là một hoạt động trong đó các thành viên đóng vai trong một hoàn cảnh thật trong chính cuộc sống của họ. Thành viên có cơ hội để
thể hiện sự phản ứng của mình. Đồng thời cũng tạo dựng sự tự tin cho họ trong cuộc sống. Chơi trò đóng vai giữa buổi tham vấn đem đến cho các thành viên một nơi an toàn để thực hành những kỹ năng mà họ học được trong quá trình tham vấn, trước khi ứng dụng những kỹ năng đó vào cuộc sống hàng ngày
- Những hoạt động thực tiễn
Hoạt động thực tiễn là những hoạt động cho phép các thành viên tham gia trực tiếp qua đó bộc lộ những cảm xúc và suy nghĩ của mình. Có rất nhiều trò chơi và hoạt động với mục đích nhằm xây dựng sự tin tưởng, hợp tác và tự nhận thức. Một bài tập tạo dựng sự tin tưởng đơn giản là "Rơi tin tưởng". Bài tập này được thực hiện với từ 2 đến 3 người. Một người sẽ đứng trước một hay hai người và sẽ ngã người về đằng sau, người đằng sau sẽ đỡ người đang ngã này ở một thời điểm an toàn.
Các trò chơi không nên chỉ dừng lại ở chơi mà còn phải để cho người tham gia hiểu được ý nghĩa của nó. Có thể để thời gian cho các thành viên trao đổi suy nghĩ, cảm xúc với nhau, cả những điều mà họ mới tự khám phá ở bản thân mình thông qua trò chơi. Để bắt đầu việc thảo luận, người trưởng nhóm có thể hỏi các thành viên rằng: "Có ai muốn đưa ra lời bình luận nào về trò chơi mình vừa chơi không?", "Trò chơi này đem đến cho các bạn suy nghĩ gì?", "Phần nào của trò chơi thể hiện rõ nhất con người bạn?".