Kết thúc cuộc tham vấn nhóm

Một phần của tài liệu Giáo trình Tham vấn (Nghề Công tác xã hội) (Trang 109 - 113)

- Bước 5: Đánh giá giải pháp, kết quả

4.Kết thúc cuộc tham vấn nhóm

Càng tiến đến gần đoạn kết thúc mọi người càng tỏ ra không vui. Họ sắp phải cảm giác sự chia tay. Một vài thành viên có thể không tham gia vào các hoạt động nhóm nữa, đó gần như một sự chuẩn bị cho cuộc chia tay đang đến gần. Người trưởng nhóm cần phải biết cách giải quyết vấn đề này. Vai trò của người trưởng nhóm cũng không kém phần quan trọng đó là dành cơ hội cho mọi thành viên trong nhóm điểm lại những suy nghĩ đã học được qua những hoạt động thực tiễn vừa trải qua, cũng là để họ tự tổng kết lại và xem xét những điểm nào nên áp dụng vào cuộc sống hàng ngày của họ.

Để kết thúc ca tham vấn nhóm, nhà tham vấn nên chú ý những điểm sau:

4.1. Xử lý cảm giác sắp chia tay của các thành viên

Vì các thành viên trong thời gian tham gia tham vấn nhóm đã có một sự gắn kết và giúp đỡ nhau nhất định, họ sẽ cảm thấy buồn khi nghĩ tới chia tay. Thậm chí một vài người còn cảm thấy dường như rời nhóm ra bên ngoài, họ sẽ chẳng còn bao giờ tìm được một ai đủ cảm thông, chia sẻ và giúp đỡ như những người bạn này. Nhà tham vấn cần phải dành thời gian để các thành viên bộc lộ cảm giác mất mát, buồn bã và lo lắng, giúp họ nhận ra rằng những xúc cảm đó chỉ là bình thường thôi, những mối quan hệ như thế có thể tạo lập ở ngoài nhóm được nhờ những kỹ năng họ vừa học

4.2. Giải quyết những công việc còn dang dở

Trong khoảng thời gian gần kề kết thúc này, cần phải kiểm tra lại xem liệu còn những công việc nào cần thiết để giúp các thành viên rời khỏi nhóm một cách toại nguyện nhất mà chưa hoàn thành hay không. Có thể gồm có: những câu hỏi hay vấn đề trước đây đã từng đề ra mà chưa được giải quyết, những suy nghĩ tiêu cực của thành viên về cách nhà tham vấn giải quyết một số vấn đề cụ thể nào đó, một câu hỏi nào đó mà một trong số các thành viên còn muốn thắc mắc với thành viên nào khác hay với chính nhà tham vấn, hay là một thành viên nào đó thấy rằng anh ta còn muốn bàn bạc thêm về vấn đề mà mình còn chưa thấy thoả mãn. Do thời gian có hạn nhưng chúng ta nên giải quyết những vấn đề còn tồn tại. Một vài nhà tham vấn thậm chí còn tiếp tục gặp riêng các cá nhân trong nhóm để làm việc sau khi ca tham vấn nhóm kết thúc.

4.3. Nhìn lại những trải nghiệm của nhóm

Điểm này bao gồm: Để cho các thành viên tự phản ảnh những gì họ đã học qua ca tham vấn, họ đã học như thế nào, họ đã thay đổi như thế nào và những điểm nào trong nhóm đáng nhấn mạnh. Các thành viên đồng thời cũng có thể chia sẻ về những điểm họ thích hay không thích về nhóm. Bằng việc nói lên

một cách cụ thể những vấn đề mà nhóm đã ảnh hưởng đến họ, các thành viên sẽ có thể tìm ra ý nghĩa của những bào học đó cho riêng bản thân mình.

4.4. Đưa nhận phản hồi

Phản hồi tới những thành viên khác trong nhóm ở cuối của ca thám vấn nên cụ thể và theo một cấu trúc xác định. Nó có thể bao gồm cả sự sợ hãi, hi vọng, băn khoăn của người này về người khác, cũng như những thay đổi mà các thành viên nhận ra ở nhau. Ví dụ như:

"Mình lo cho bạn vì bạn luôn thay đổi ý thích của mình và đó chính là điều gây áp lực cho bạn"

"Mình hy vọng bạn thấy rằng mọi người sẽ chú tâm tới những cách giải quyết của bạn hơn khi bạn không khăng khăng rằng mọi người buộc phải làm đúng theo những gì bạn nói".

"Mình để ý rằng bạn đã trở nên tự tin hơn trong thời gian vừa qua"

4.5. Chuẩn bị để các thành viên áp dựng những gì đã học vào cuộcsống hàng ngày sống hàng ngày

Nhà tham vấn cần củng cố lại những kiến thức để các thành viên có thể sử dụng chúng trong cuộc sống hàng ngày của họ. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng những thay đổi của họ trong quá trình tham vấn mới chỉ là những bước khỏi đầu trong một tiến trình dài và họ cần phải tự bảo vệ mình khỏi việc quay trở lại con đường xưa cũ. Thêm vào đó, cũng sẽ có đôi lúc con người cảm thấy có ý muốn thoái lui, điều này cũng bình thường thôi và các thành viên không nên để mình bị mất dũng khí và từ bỏ.

Đảm bảo rằng các thành viên tiếp cận được với những nguồn lực giúp họ tiến bộ.

Nhà tham vấn có trách nhiệm giới thiệu các nguồn dịch vụ hoặc các chương trình hữu ích cho các thành viên. Đôi khi nhà tham vấn cần phải tiếp tục tham vấn cho từng cá nhân nếu cần.

4.6. Giúp các thành viên thực hiện hợp đồng cam kết của mình

Một cách nữa để tạo động lực cho các thành viên tiến bộ trong việc thực hiện giao kèo của mình hoặc là nhiệm vụ về nhà của họ. Giao kèo có thể gồm những buớc xác định mà thành viên nghĩ tới và đồng ý sẽ thực hiện sau khi nhóm kết thúc. Cũng sẽ rất hữu ích nếu các thành viên tiếp tục liên lạc với nhau theo cặp và kiểm tra sự thực hiện của bạn mình đến đâu.

4.7. Lập kế hoạch cho những cuộc gặp tiếp theo

Nhà tham vấn và/ hay là các thành viên có thể quyết định xem nhóm có thể gặp lại nhau vào dịp nào kể cả sau khi nhóm đã kết thúc. Nếu các thành viên ý thức rằng họ sẽ còn gặp lại nhau để đánh giá những gì họ làm được sau tham vấn nhóm, họ sẽ có động lực nhiều hơn để cố gắng thay đổi tích cực. Những buổi họp tiếp theo sau khi tham vấn nhóm kết túc giúp các thành viên chia sẻ những thành công cũng như khó khăn của mình trong cuộc sống sau khi được tham vấn. Các thành viên có thể giữ mối liên hệ thậm chí ngay cả khi không cần có sự điều khiển của người trưởng nhóm (nhà tham vấn).

Một cách khác để giữ liên lạc là tự viết thư cho mình, trong đó họ tự đánh giá về sự thay đổi của mình, tự kiểm điểm bản thân và nêu ra những hy vọng cho tương lai. Những bức thư này sẽ được chuyển cho nhà tham vấn và dán phong bì đề địa chỉ cẩn thân. Sau khi ca tham vấn kết thúc vài tuần hay vài tháng nhà tham vấn sẽ gửi các bức thư đến địa chỉ của người đã viết nó. Đây là một cách để tự mình khuyến khích mình và là một cách nhắc nhở các thành viên rất hiệu nghiệm.

4.8. Tổ chức đánh giá

Đánh giá là một khâu quan trọng trong kết thúc ca tham vấn. Có thể đánh giá thông thường bằng bảng hỏi hoặc đánh giá bằng các câu hỏi trực tiếp. Kết quả của đánh giá rất cần cho việc rút kinh nghiệm cho các buổi tham vấn trong tương lai.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tham vấn (Nghề Công tác xã hội) (Trang 109 - 113)