Kỹ thuật thông dụng trong tham vấn gia đình

Một phần của tài liệu Giáo trình Tham vấn (Nghề Công tác xã hội) (Trang 89 - 93)

- Bước 5: Đánh giá giải pháp, kết quả

4.2.Kỹ thuật thông dụng trong tham vấn gia đình

4. Kỹ năng và kỹ thuật tham vấn trong gia đình

4.2.Kỹ thuật thông dụng trong tham vấn gia đình

4.2.1` Làm mẫu

Là kỹ thuật nhà tham vấn sử dụng để làm mẫu hoặc giúp đối tượng làm mẫu qua việc sắm vai những hành vi cử chỉ….của cha mẹ hay con cái trong gia đình nhằm giúp họ hiểu thành viên khác trong gia đình mình một cách chính xác. Việc khuyến khích các cá nhân thay đổi hành vi thái độ của họ với thành viên khác trong gia đình đôi khi gặp khó khăn vì bản thân họ không biết cách thể hiện như thế nào do vậy, nhà tham vấn sắm vai như người trong gia đình để đối tượng có thể luyện tập những hành vi hay cách giao tiếp cần thiết.

Việc làm mẫu còn đem đến mục đích giúp cho cá nhân đặt mình vào người trong gia đình để hiểu được cảm xúc và suy nghĩ của họ từ đó có thái độ hợp lý hơn.

Trong một số trường hợp nhà tham vấn có thể nói: nếu tôi là anh tôi sẽ nói như thế này? Điều gì khiến anh không thử làm như thế này nhỉ? Trong một số trường hợp tôi thấy họ hay làm như sau? Tôi sẽ giới thiệu cho anh cách mà một số người trong tình huống của anh họ thường làm như thế này? Tôi sẽ thử làm trước, sau đó anh làm lại theo thôi nhé….

4.2.2 Câu hỏi xoay vòng

Đây là một cách đặt câu hỏi để kiểm tra lại những điều mâu thuẫn, những cách lý giải khác nhau mà mọi người đổ tại vấn đề nào đó. Nó cũng dùng để xác định quan hệ giữa các thành viên, quan hệ giữa thành viên với vấn đề, giữa từng cá nhân với tổng thể và những mối nối giữa ý nghĩa và hành động. Những câu hỏi như thế nhằm mục đích tạo ra những thông tin mới, những thông tin này sẽ giúp khách hàng tìm ra giải pháp thích hợp nhất với nhu cầu và giá trị của họ.

Những ví dụ về câu hỏi xoay vòng:

“ Người mẹ nghĩ người bố đang nghĩ gì ngay lúc này?” “ Người bố nghĩ con gái đang cố gằng diễn tả điều gì?”

“ Bạn cho rằng ai là người liên quan nhiều nhất đến vấn đề này?”

“ Người mẹ cư xử với cậu con trai có khác gì so với cô con gái không?”

4.2.3 Những câu hỏi thần diệu

Câu hỏi thần diệu chủ yếu muốn thành viên trong gia đình tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra sau khi vấn đề đã được giải quyết. Loại câu hỏi này được dùng với 2 mục đích chính: Trước hết, nó để cho khách hàng nghĩ đến vô số những khả năng có thể xảy ra theo sự mong đợi của họ. Sau đó, những câu hỏi này còn giúp vẽ nên một tương tai tốt đẹp hơn hiện tại. Khám phá ra bức tranh thần diệu này đem đến niềm tin và tạo động lực cho khách hàng cùng làm việc.

Một ví dụ của những câu hỏi thần diệu:

“ Tôi muốn hỏi bạn một câu hỏi dường như là kỳ quái. Hãy tưởng tượng rằng bạn đang ngủ tối nay, một điều thần diệu xảy đến và điều thần diệu đó là những vướng mắc của bạn đã được giải quyết. Nhưng bạn không hề hay biết vì bạn đang ngủ. Vởy thì sáng sớm ngày hôm sau, điều gì làm bạn chú ý và phát hiện ra rằng vấn đề đã được giải quyết?”

Những câu hỏi tiếp theo sau có thể là:

“ Bạn sẽ làm những gì theo một cách khác?”

“ Người cha và người mẹ sẽ làm những gì theo một cách khác?” “ Còn có cái gì nữa trở nên khác?”

4.2.4 Cây phả hệ

Cây phả hệ là một cách sơ đồ hoá lịch sử gia đình, những kiểu mẫu và loại quan hệ trong 3 thế hệ. Nó bao gồm tên, ngày cưới, ly hôn, chết và những sự kiện khác có liên quan. Cây phả hệ ngoài việc là một cách ghi lại thông tìn, nhà tham vấn còn dùng nó để phân tích đánh giá vấn đề. Thêm nữa, cây phả hệ còn được dùng như là một con đường để can thiệp vào khách hàng thông qua những cách sau:

- Lôi kéo sự tham gia của cả gia đình

- Giúp các thành viên nhận thức đúng vấn đề và giúp thành viên trong gia đình tự nhìn nhận bản thân mình theo một cách khác

Loại bỏ hệ thống cứng nhắc mà trong đó cả gia đình cho rằng chỉ có một thành viên duy nhất phải thay đổi

- Vẽ ra khúc yếu nhất mà gia đình đang mắc phải

- Cấu trúc lại, cũng như là bình thường hoá vấn đề gia đình đang gặp phải

Đôi khi nhà tham vấn giao nhiệm vụ về nhà, cũng như là một cách để khiến cho các thành viên thực hiện hành động cụ thể nào đó hoặc là làm gì đó khác đi, và cũng là một cách để giới thiệu những thay đổi có thể làm trong hoàn cảnh của họ hiện tại. Một ví dụ: Yêu cầu khách hàng để ý tới những lần mà mội thứ trở nên tốt đẹp hơn và những gì góp phần làm nên thay đổi tốt đẹp đó. Cách làm này của nhà tham vấn thực sự đòi hỏi khách hàng phải thực sự làm gì đó, chẳng hạn như giao cho người mẹ sự quan tâm đến người con trai mỗi ngày. Để giao nhiệm vụ, nhà tham vấn có thể dùng các cấu trúc sau:

“ Tôi thực sự mong muốn bạn làm …

“ Tôi thực sự muốn khuyến khích bạn làm…

“ Tôi thực sự muốn giao cho bạn một nhiệm vụ để làm khi về nhà. Bạn có muốn thử không? Nhiệm vụ đó là…….

4.2.6 Điêu khắc

Kỹ thuật này được dùng để lôi kéo tất cả các thành viên cùng tạo ra một bức tranh tĩnh về gia đình bằng việc xắp xếp những thành viên theo mối quan hệ với thành viên khác trong một thời điểm nhất định. Kỹ thuật này giúp loại bỏ hàng rào trí thức và tạo đièu kiện để thành viên giao tiếp không lời với nhau trong việc bày tỏ suy nghĩ và cảm xúc.

Bài tập ứng dụng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tình huống

Gia đình nhà Nguyễn có 4 người. Người bố 45 tuổi và đang làm công an trong nhiều năm. Ông ta rất ít nói và không thích giao tiếp. Người mẹ 44 tuổi bán rau ở chợ và hay cằn nhằn. Gần đây hai vợ chồng cãi nhau về tài chính và vấn đề con cái. Trong khi cãi nhau, người mẹ nói quá nhiều còn người cha thì hầu như không nói gì. Ông ta thỉnh thoảng lại tát vợ để ngăn không cho bà ta cằn nhằn nhiều quá. Còn không thì ông ta bỏ nhà đi uống rượu với bạn bè và chỉ trở về lúc 12 giờ đêm. Cô con gái cả tên Thu mới có 16 tuổi. Cô rất chăm chỉ và

học rất giỏi. Ngoài giờ học cô thường ở nhà giúp mẹ. Cô hầu như chẳng bao giờ đi chơi với bạn bè ngay cả ngày nghỉ cuối tuần hay ngày lễ. Cậu bé thứ hai tên Thanh, 14 tuổi. Cậu ta bỏ học suốt ngày và thi trượt, lại còn hay gây gổ đánh nhau. ở nhà Thanh không nói nhiều, đôi khi cậu quát mẹ khi bà cằn nhằn nhiều quá. Người cha hễ cứ khi nào biết cậu hư hỏng ở trường là lại đánh cậu. Thanh rất sợ bố nên không cãi lại.

Cứ sau mỗi cuộc cãi nhau với bố hay với Thanh, người mẹ lại khóc và tâm sự với Thu. Người mẹ tâm sự rằng bà ta rất thất vọng với bố và con trai, bà giờ chỉ còn biết dựa vào Thu. Thu luôn an ủi mẹ và hứa sẽ trở thành một đứa bé ngoan. Thế nhưng một ngày nọ người mẹ nhận được cú điện thoại từ giáo viên của Thu thông báo rằng cô bé đã thi trượt.

 Hãy sử dụng những kiến thức đã được học về tham vấn gia đình để đánh giá tình trạng gia đình nhà Nguyễn và thiết lập ra một kế hoạch can thiệp thích hợp.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tham vấn (Nghề Công tác xã hội) (Trang 89 - 93)