Quá trình phát triển nhóm

Một phần của tài liệu Giáo trình Tham vấn (Nghề Công tác xã hội) (Trang 99 - 104)

- Bước 5: Đánh giá giải pháp, kết quả

2. Tương tác giữa các thành viên trong nhóm

2.2. Quá trình phát triển nhóm

Một nhóm phát triển thường trải qua các giai đoạn khác nhau, người ta xem nó như là một tiến trình phát triển qua từng tầng bậc từ tầng bậc ít hiệu quả tới tầng bậc hiệu quả hơn. Đôi khi nhóm phải dừng lại lâu hơn ở một giai đoạn/ tầng bậc để có thể bước tới bậc thang tiếp theo thành công hơn.

Một nhóm hoạt động tốt là nhóm chịu đầu tư thời gian vào điều mà tất cả các thành viên đều cảm thấy có sự liên quan đến mình. Bruce Tuckman chỉ ra 4 bước nêu nên đặc tính điển hình của nhóm. Những kiến thức hiểu biết về các giai đoạn này sẽ giúp chúng ta hiểu những gì đang xảy ra trong nhóm và làm thế nào để kiểm soát nó.

- Thành lập/ Tạo dựng nhóm - Xung đột/ Bão tố trong nhóm

- Thành lập các qui ước/ Nguyên tắc nhóm - Thực hiện nhiệm vụ

2.2.1. Thành lập/ Tạo dựng nhóm

Đây là bước đầu tiên khi nhóm mới đến với nhau và các thành viên đang thiết lập mối quan hệ. Quan trọng nhất trong giai đoạn này là phải xác định được cả mục tiêu của nhóm và mục tiêu của cá nhân. Thông thường thì mục tiêu của nhóm bao gồm: tạo ra một bầu không khí tin tưởng và chấp nhận, khuyến khích sự chia sẻ theo một cách riêng và động viên để các thành viên vui vẻ chấp nhận khó khăn. Mục tiêu cá nhân là những mục tiêu mà từng cá nhân mong muốn đạt đến khi tham gia vào nhóm, và họ sẽ trì hoãn mục tiêu này tuỳ thuộc vào loại và mục đích của nhóm. Một ví dụ của mục tiêu cá nhân của một nhóm tự khám phá có thể là để tăng cường sự tự nhận thức. Sự tự nhận thức này rất có thể sẽ ảnh hưởng đến quyết định chọn lựa và cả những hành động trong cuộc sống.

Một vài đặc tính trong bước này:

- Các thành viên thử nghiệm bầu không khí nhóm và bắt đầu làm quen với nhau.

- Các thành viên tìm hiểu xem những cái gì đang được mong đợi, cách hoạt động của nhóm và làm thế nào để hoà nhập vào nhóm

- Các thành viên đang trong quá trình tự quyết định xem họ nên tin tưởng ai, họ có thể tin tưởng được bao nhiêu , nhóm có độ an toàn như thế nào, những ai họ thích và không thích

- Các thành viên còn lo lắng không biết mình có được chấp nhận vào nhóm hay không

- Lo lắng vì không chắc chắn được nhóm sẽ hoạt động ra sao và nhóm đang mong đợi gì ở mình

- Sự cố thủ ban đầu vì sợ rằng không hiểu những người khác nghĩ về mình như thế nào và họ còn nghi ngờ không biết nhóm có thể đáp ứng những nhu cầu nào của mình

Nhiệm vụ của trưởng nhóm

- Lập nên nguyên tắc nhóm và chỉ ra những mục tiêu chung của nhóm - Giúp đỡ các thành viên bày tỏ ý kiến của mình

- Giải quyết một cách cơi mở những thắc mắc và câu hỏi của các thành viên

- Tạo ra một môi trường nuôi dưỡng sự tin tưởng, cũng như xây dựng một tình đoàn kết gắn bó, và tận tâm với nhóm

- Giúp các thành viên quyết định dựa trên những mục đích cá nhân của họ - Lôi kéo các thành viên ra một số các quyết định nhất định và đóng một vai trò nào đó trong nhóm

2.2.2 Xung đột/ Bão tố trong nhóm

Đây là bước được đánh dấu bởi sự lo lắng, tự vệ và cố thủ vì sự khác nhau của các cá nhân bắt đầu bộc lộ và vai trò của trưởng nhóm bị thay đổi. Các thành viên bắt đầu đặt câu hỏi về giá trị và mục đích của nhóm, phản đối mục đích của

nhóm và cách hoạt động của nhóm. Xung đột giữa các cá nhân có thể xuất hiện và làm cho nhóm bị xáo trộn. Vấn đề này cần được nhận thức rõ và giải quyết một cách hiệu quả sao cho nhóm có thể tiếp tục đi lên. Nếu lờ đi những xung đột và không giải quyết sẽ ảnh hưởng xấu tới những diễn biến tiếp theo của nhóm. Nếu xung đột không được giải quyết một cách thích hợp, các thành viên sẽ lần lượt bỏ nhóm ra đi.

Một vài đặc điểm của giai đoạn này:

- Sự lo lắng về việc bị người khác khám phá ra bản thân mình và người khác nghĩ gì về họ

- Cố thủ và tự vệ vì không muốn phải thực hiện sự liều lĩnh (chia sẻ hay tham gia nhóm) và lo sợ việc tự nguyện

- Thách thức người trưởng nhóm

- Cố tạo sự quyền kiểm soát cá nhân trong ra quyết định - Xung đột giữa các thành viên vì sự khác biệt ý kiến

Nhiệm vụ của trưởng nhóm

- Khuyến khích các thành viên bày tỏ và tranh luận về những khác biệt giữa nhau một cách cởi mở

- Giúp đỡ các thành viên nhận ra sự lo lắng, tự vệ và cố thủ của mình - Giải quyết xung đột một cách trực tiếp và khôn khéo

- Tránh việc hình thành thành kiến với thành viên khác và sự tấn công từ phía từng cá nhân

- Giữ để các thành viên tập trung vào mục đích của nhóm

- Cởi mở đón nhận ý kiến của tất cả mọi người và luôn luôn không được tỏ ra tự vệ.

Khi các thành viên trong nhóm đã có thể giải quyết xung đột của họ, họ sẽ khăng khít hơn. Nhóm bắt đầu hợp tác và phát triển sự giúp đỡ lẫn nhau. Nhóm sẽ càng hiểu nhau hơn cũng như hiểu về hoạt động của nhóm rõ hơn. Giai đoạn này nhóm đã có thể thiết lập ra mô hình, cách thức để hoàn thành công việc của mình.

Một vài đặc điểm của nhóm ở giai đoạn này - Sự gắn bó và tin tưởng ở mức độ cao hơn

- Những mong đợi của mọi thành viên đều được bộc lộ rõ ràng

- Các thành viên sẵn lòng giải quyết xung đột một cách cởi mở và hiệu quả

- Các thành viên cởi mở hơn đưa ra hay chấp nhận phản hồi, ý kiến đóng góp

- Những nguyên tắc chính thức và không chính thức được thiết lập trong việc thực hiện nhiệm vụ và trong cả việc hoạt động của nhóm như thế nào.

Nhiệm vụ của trưởng nhóm

- Giữ cân bằng giữa việc giúp đỡ và những thách thức đương đầu - Tiếp tục làm rõ những mong đợi của các thành viên và của nhóm - Khuyến khích làm việc theo nhóm

- Động viên và giúp đỡ các thành viên bộc lộ và chia sẻ

- Đặt ra những mẫu hành vi tích cực, ví dụ như giải quyết xung đột.

2.2.4. Thực hiện nhiệm vụ chung trong nhóm

Trong giai đoạn này các thành viên trong nhóm đã hiểu về vai trò của họ trong nhóm, mong đợi của những thành viên khác và nguyên tắc của nhóm. Khi này nhóm tập trung vào làm việc một cách tích cực để hướng tới những mục tiêu chung

Đặc điểm của giai đoạn này:

- Các thành viên chấp nhận một cách thức để thực hiện nhiệm vụ chung - Các thành viên học những kỹ năng mới và chia sẻ vai trò của họ

- Các thành viên cảm thấy được ủng hộ và có động lực để thay đổi cuộc sống của họ

- Các thành viên trong nhóm có thể tổ chức nhữg hoạt động ghi nhận sự thành công của nhóm .

Nhiệm vụ của trưởng nhóm giúp nhóm:

- Tìm ra những cái mới trong mối quan hệ

- Khuyến khích mọi thành viên học tập kỹ năng mới

- Trao quyền cho các thành viên để họ chia sẻ vai trò, vị trí quyền lực sao cho họ luôn cảm thấy hứng khởi

- Kiểm tra lại mục tiêu của nhóm và củng cố lại tâm huyết với nhóm.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tham vấn (Nghề Công tác xã hội) (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)