Khái niệm về tham vấn nhóm

Một phần của tài liệu Giáo trình Tham vấn (Nghề Công tác xã hội) (Trang 94 - 96)

- Bước 5: Đánh giá giải pháp, kết quả

1.Khái niệm về tham vấn nhóm

1.1. Khái niệm

Tham vấn nhóm là một tiến trình tương tác linh hoạt giữa các cá nhân nhằm đạt đến những thay đổi hiệu quả về suy nghĩ và hành vi thông qua sự tương tác tin tưởng, quan tâm, thấu hiểu, chấp nhận và giúp đỡ lẫn nhau trong nhóm. Những yếu tố này được nảy sinh và phát triển trong một nhóm nhỏ qua chia sẻ suy nghĩ với nhau. Các thành viên trong nhóm có thể sử dụng sự tương tác nhóm để làm tăng sự tự nhận thức của họ cũng như chấp nhận các giá trị và mục đích và để học hỏi những thái độ và hành vi nhất định nào đó.

Tham vấn nhóm được xem như là một phương thức để giải quyết những nhu cầu xúc cảm xã hội của từng cá nhân hiệu quả hơn. Quan trọng hơn, phương pháp làm việc nhóm đưa lại cho cá nhân những lợi ích mà không có được qua phương pháp làm việc với cá nhân riêng lẻ. Những lợi ích của phương pháp nhóm:

- Rèn luyện khả năng nghe và học từ kinh nghiệm và ý kiến của những thành viên khác.

- Tăng cường sự nhiệt tâm với nhóm thông qua việc chia sẻ những suy nghĩ tương tự kinh nghiệm với các thành viên khác, phương pháp giải quyết vấn đề.

- Khám phá về bản thân mình và người khác trong mối quan hệ lẫn nhau trong sự phát triển nhóm và sự thấu hiểu lẫn nhau

- Cả việc đưa ra và nhận lại ý kiến phản hồi đều nhằm mục đích giúp đỡ và khuyến khích người khác đồng thời cũng là cho chính bản thân mình

- Kinh nghiệm thực tế của các thành viên trong nhóm có liên quan tới cuộc sống thực và vì thế khuyến khích thành viên học hỏi lẫn nhau về những cách đương đầu mà có thể họ sẽ cần dùng trong chính cuộc sống của họ.

Những đặc tính cơ bản sau của nhóm, được Johnson and Johnson ( 1982) đưa ra trong tham vấn nhóm:

- Nhóm có chung mục tiêu, đối tượng và quy tắc

- Từng thành viên cảm thấy họ cống hiên hết mình cho nhóm - Đem hiệu quả đến cho từng thành viên của nhóm

- Các hoạt động của nhóm có được qua tương tác lẫn nhau

1.2. Phân loại nhóm

Các nhóm khác nhau có mục đích khác nhau. Dưới đây là một số các loại hình nhóm.

- Nhóm giúp đỡ lẫn nhau

Nhóm này gồm những người cùng đấu tranh về một vấn đề chung và cùng có những trải nghiệm tương tự nhau. Họ đến với nhau để tạo nên một cảm giác đồng cảnh và cùng giúp đỡ lẫn nhau. Ví dụ như: những người vừa li hôn đến với nhau để cùng chia sẻ cách vượt qua nhóm trẻ em có ba mẹ li hôn chia sẻ những trải nghiệm và cách điều chỉnh bản thân.

- Nhóm học tập

Trong nhóm học tập, trưởng nhóm có kiến thức về những chủ đề nào đó để chia sẻ cũng như để giúp cho sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm nhằm thúc đẩy việc học tập của họ. Ví dụ: nhóm sinh viên muốn học về các kỹ

năng học tập, nhóm bạn gái muốn học về cách tự phòng vệ khỏi việc bị lạm dụng hay bị HIV/ AIDS

- Nhóm trưởng thành (nhóm chia sẻ kinh nghiệm cho quá trình phát triển) Nhóm trưởng thành bao gồm các thành viên mong muốn được tham gia vào nhóm và có động lực để khám phá thêm chính bản thân mình. Mục đích của họ là họ hiểu được những khả năng của bản thân để có thể phát triển tới những cái đích của riêng mình ví dụ như: nhận thức rõ hơn về cảm xúc của bản thân và người khác, tăng cường sự tương tác giữa các cá nhân.

- Nhóm liệu pháp

Nhóm trị liệu cũng giống như nhóm giúp đỡ lẫn nhau và nhóm trưởng thành ở chỗ họ cũng nhằm mục đích sự phát triển bản thân thông qua quá trình chia sẻ suy nghĩ của cá nhân và lắng nghe ý kiến người khác. Sự khác nhau nằm ở vị trí của trưởng nhóm và nhu cầu của các thành viên. Trong nhóm liệu pháp, các thành viên có những vấn đề đặc biệt mà vẫn chưa vượt qua được và vì thế trưởng nhóm có thiên hướng về vai trò chỉ dẫn, sử dụng những mẫu trị liệu đặc biệt. Những nhóm này bao gồm: tội phạm thiếu niên trong bối cảnh quốc gia, người nghiện rượu và thuốc.

- Nhóm nhiệm vụ

Mục tiêu của nhóm nhiệm vụ rất cụ thể và rõ ràng, và một khi nhiệm vụ đã hoàn thành thì nhóm kết thúc buổi hoạt động chung. Ví dụ như: Các trưởng nhóm sinh viên được tập hợp lại để tiến hành một hoạt động chống hút thuốc ở tuổi vị thành niên.

Một phần của tài liệu Giáo trình Tham vấn (Nghề Công tác xã hội) (Trang 94 - 96)