Quy trình tham vấn gia đình

Một phần của tài liệu Giáo trình Tham vấn (Nghề Công tác xã hội) (Trang 81 - 86)

- Câu hỏi mang tính giúp đối tượng đương đầu với vấn đề qua việc tìm giải pháp: thay vì hỏi vấn đề mà đặt ra câu hỏi hướng vào tìm giải pháp.

3. Quy trình tham vấn gia đình

*Giai đoạn 1: Tiếp xúc ban đầu – tạo lập mối quan hệ

Buổi tiếp xúc đầu tiên là buổi làm việc có ý nghĩa quan trọng đối với nhà tham vấn cũng như đối với gia đình có nhu cầu tham vấn. Việc mở đầu bằng thái độ cởi mở, sẵn sàng giúp đỡ của tham vấn viên sẽ giúp cho gia đình hoặc các thành viên trong gia đình quyết định họ sẽ tiếp tục hợp tác hay không. Những sơ suất nhỏ ban đầu cũng dễ khiến cho gia đình nghi ngờ, rút lui và đi tìm sự hỗ trợ từ những người khác.

Trong buổi gặp lần đầu, nhà tham vấn nên:

- Giới thiệu bản thân và giúp gia đình giới thiệu tên từng người - Hỏi thăm những công việc cá nhân

- Nêu rõ mục đích của cuộc tham vấn. Để chuẩn bị cho cuộc gặp mặt với gia đình, nhà tham vấn cần xác định trước mục đích của cuộc tham vấn và trình bày với các thành viên trong gia đình tại buổi tham vấn.

- Sử dụng các kỹ năng giao tiếp để tạo ra bầu không khí thân thiện, cởi mở và khuyến khích mọi người cùng chia sẻ.

- Thống nhất với các thành viên trong gia đình về những điều cần thiết trong các buổi tham vấn. Ví dụ như, sự chia sẻ có tôn trọng lẫn nhau, các bên cùng có

thiện chí và có trách nhiệm tham gia tích cực trong giải quyết vấn đề của gia đình mình.

Trong nhiều trường hợp nhà tham vấn cần xác định việc gặp một hay nhiều thành viên trong gia đình cùng một lúc. Điều này phụ thuộc vào mối quan hệ và mức độ tham dự, ảnh hưởng của các thành viên khác có liên quan trong vấn đề đang cần được giải quyết.

Trong buổi tham vấn đầu tiên các thành viên trong gia đình thường đến với tâm trạng lo lắng và họ có xu hướng đưa ra toàn bộ vấn đề của họ. Nhà tham vấn lúc này cần tạo ra bầu không khí bình đẳng, thoải mái, giúp họ có được cảm xúc an toàn để thể hiện vai trò của mình và chia sẻ, tương tác với các thành viên khác. Nhà tham vấn cần tạo dựng mối quan hệ tin tưởng, thiện chí bằng cách sắp xếp môi trường tự nhiên sử dụng các kỹ năng giao tiếp có lời và không lời.

Nên bắt đầu bằng những câu hỏi về tiểu sử gia đình như làm quen với nhau khi nào, họ cưới nhau khi nào và họ có những kỷ niệm gì với nhau trong thời gian qua.

Sau đó có thể đi vào tìm hiểu điều mà khiến họ gặp nhà tham vấn. Nhà tham vấn cần điều phối để họ chú ý vào xem xét vấn đề trong tổng thể mối quan hệ của các thành viên trong gia đình, chứ không phải chỉ dừng lại ở một người nào đó. Mục tiêu thay đổi không phải là sự thay đổi của một thành viên mà là của toàn bộ gia đình trên cơ sở thay đổi mỗi thành viên trong gia đình. Cần làm rõ với họ rằng sẽ khó có được sự thay đổi ở người khác trong gia đình không thay đổi, nếu như sự tương tác giữa các thành viên không có sự thay đổi, mối quan hệ và giao tiếp giữa các thành viên không thay đổi.

Đây cũng là điều nhà tham vấn cần thống nhất với các thành viên trong gia đình. Gia đình cần cam kết việc tham dự các buổi họp gia đình, cam kết cùng nhau tới gặp nhà tham vấn và cam kết có những hoạt động của từng người để tạo ra sự thay đổi. Điều này đòi hỏi thời gian nhất định đồng thời khi tham vấn phải đảm bảo nguyên tắc hay bắt đầu từ phía đối tượng.

Một vài gợi ý khi bắt đầu cuộc tham vấn:

- Giải thích mục đích của tham vấn, làm rõ mong muốn và khám phá nguồn lực cho quá trình giúp đỡ. Nhấn mạnh vai trò tích cực của các thành viên trong gia đình đối với quá trình giải quyết vấn đề.

- Làm rõ vai trò của nhà tham vấn

- Tạo bầu không khí tin tưởng và xin phép gia đình cho ghi băng hình hay ghi âm cuộc tham vấn để phục vụ cho hướng dẫn thực hành ( nếu cần thiết)

- Thiết lập mối quan hệ với từng cá nhân và tạo dựng một mối quan hệ liên minh với toàn bộ gia đình

- Khích lệ, gợi ý để gia đình trình bày quan điểm của mình liên quan tới vấn đề hiện tại

- Xác định nhu cầu, mong muốn của gia đình

- Xác định đây là vấn đề của cả gia đình chứ không phải chỉ của một cá nhân - Ngay từ ban đầu cần nhấn mạnh vào ưu thế của từng cá nhân và gia đình

- Cho họ thấy được những cách thức, hành vi giao tiếp tiêu cực trong gia đình họ và nên có những thay đổi để tạo ra cách quan hệ tốt hơn.

- Giúp họ thấy được vấn đề có thể thay đổi được

*Giai đoạn 2: Triển khai

Thu thập thông tin – Xác định vấn đề

Khuyến khích gia đình xác định mối quan tâm chung của họ chứ không phải xác định vấn đề do ai gây ra. Nếu trong buổi tham vấn có sự tham dự của nhiều thành viên trong gia đình mà nhà tham vấn tập trung vào việc tìm kiếm nguyên nhân ở ai thì sẽ làm cho sự căng thẳng trong gia đình càng gia tăng. Các thành viên sẽ tìm cách đổ lỗi, quy trách nhiệm cho nhau hơn là hợp tác tìm hướng giải quyết cho vấn đề của họ.

Một trong những mục tiêu của tham vấn trong gia đình là tăng cường khả năng giao tiếp của các thành viên trong gia đình, giúp ho thay đổi thái độ hành vi ứng xử với nhau. Nhiệm vụ quan trọng của nhà tham vấn trong giai đoạn này là xác định mối quan hệ, kiểu giao tiếp trong gia đình, khai thác những cảm xúc, suy nghĩ của các thành viên trong gia đình.

Bên cạnh đó các thành viên tạo cơ hội chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của nhau, giúp họ hiểu nhu cầu và mong muốn của nhau hơn từ đó hợp tác trong giải quyết vấn đề đang tồn tại trong gia đình họ. Nhà tham vấn cũng giúp các thành viên thấy được trách nhiệm với nhau và cùng tham gia giải quyết vấn đề.

Việc cùng đối thoại giúp các thành viên nhận thức được những điểm mạnh cũng như tồn tại ở mỗi người. Điều này có ý nghĩa cho việc tăng cường sự tự tin để thay đổi và giúp nhau cùng thay đổi.

Thông tin ở đây được khai thác bao gồm cả việc xác định mỗi thành viên có thể tham gia vào giải quyết như thế nào, cần thay đổi thái độ, hành vi suy nghĩ gì. Tránh suy diễn những động cơ bên trong của các thành viên trong gia đình. Lắng nghe ý kiến từ nhiều phía.

Trong giai đoạn tiếp theo nhà tham vấn luôn phải tạo ra môi trường để giảm bớt những lo lắng, căng thẳng của các thành viên trong gia đình. Việc từng cá nhân giảm được sự lo lắng sợ hãi cũng là làm giảm đi sự tự về của mỗi người. Do vậy, cần phải xây dựng buổi tham vấn với những nguyên tắc nhất định để giảm bớt sư đe dọa của người này đối với người khác.

Việc sử dụng các câu hỏi để mọi thành viên có thể tham gia và trả lời. Nhà tham vấn cần làm cho mỗi thành viên nói chuyện với nhau chứ không phải chỉ nói chuyện với nhà tham vấn. Qua đó giúp cho mọi người trong gia đình hiểu nhau, hiểu được suy nghĩ và cảm xúc với nhau. Điều này khiến cho họ sẽ có thay đổi cách thức cư xử với nhau và cùng nhau giải quyết vấn đề.

Việc kết cấu lại gia đình như phân bổ lại quyền lực, sự ảnh hưởng của các thành viên. Các ranh giới trong gia đình cũng cần được thay đổi theo tính linh

hoạt và sự gắn kết cần được tăng cường. Các kỹ thuật được sử dụng để mọi thành viên trong gia đình nhận thức, như cách điều phối của nhà tham vấn để mọi người nói chuyện với nhau, cho mọi người xem đoạn phim quay cachs ứng xử của các thành viên, các ca sắm vai hay giao nhiệm vụ về nhà để giúp họ thay đổi hành vi cách ứng xử ở nhà.

Xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch - Xây dựng kế hoạch

Trong giai đoạn này nhà tham vấn cùng các thành viên trong gia đình xác định mục tiêu và kế hoạch thực hiện, bao gồm:

+ Mục tiêu cần đạt được là gì?

+ Những công việc gì sẽ được thực hiện và trình tự các công việc: việc gì nên tiến hành trước, việc gì sẽ tiến hành sau?

+ Mỗi thành viên trong gia đình sẽ có nhiệm vụ nào mà họ cần phải thực hiện? Triển khai:

Trong quá trình triển khai kế hoạch đã được xây dựng, nhà tham vấn luôn khích lệ các thành viên thực hiện nhiệm vụ đã được xác định

Trong những lần gặp mặt cần có sự rà soát lại công việc đã đạt được đến đâu: nhiệm vụ đã được giao về nhà đối với thành viên trong gia đình có được triển khai không, những thuận lợi hoặc khó khăn gì mà họ gặp phải và cần hỗ trợ gì… Việc động viên khuyến khích những việc mà họ đã đạt được và tiếp tục có những thay đổi tiếp theo là rất cần thiết trong giai đoạn này.

* Giai đoạn 3: Kết thúc

Khi mà những thay đổi đã được thể hiện và thường xuyên , khi đó kết thúc cuộc tham vấn. Cần có những thảo luận trước với gia đình về sự kết thúc, cả hai phía cần được lượng giá: hiện nay họ như thế nào, họ muốn điều gì tốt đẹp. Số lượng các cuộc gặp mặt nên thưa dần cho tới khi kết thúc.

Trong giai đoạn kết thúc, nhà tham vấn sử dụng kỹ năng tóm lược để tóm tắt lại những gì đã thảo luận, đã làm được. Kiểm tra lại xem các thành viên còn muốn gì có muốn nói gì hay chia sẻ điều gì với các thành viên khác.

Khi vấn đề của gia đình đã được giải quyết, các thành viên đã trở nên hợp tác và giao tiếp thoải mái với nhau để cùng giải quyết vấn đề. Như vậy ca tham vấn có thể đi vào kết thúc.

Nếu trong trường hợp ca tham vấn không đi đến kết quả , nhà tham vấn cần chuyển giao sang một nhà tham vấn khác.

* Các bước trong một buổi tham vấn gia đình:

Bước 1: Xây dựng mối quan hệ và xác định mục đích

+ Tạo lập mối quan hệ với gia đình: giới thiệu bản thân, yêu cầu các thành viên trong gia đình giới thiệu tên, nghề nghiệp, sở thích…Nếu có trẻ em thì nên hỏi số tuổi của trẻ, trẻ học lớp mấy, ở đâu, sở thích của trẻ là gì. Tốt nhất hãy nên để cho mọi người tự giới thiệu chứ không nên để một người giới thiệu.

+ Thể hiện sự quan tâm, giúp đỡ sẵn sàng của nhà tham vấn. Hãy quan tâm tới tất cả mọi người trong đó có trẻ. Nhiều khi trong buổi tham vấn gia đình nhà tham vấn thường chú ý đến bố trẻ hơn là đến trẻ.

+ Xác định rõ làm cho mọi thành viên trong gia đình hiểu rõ mục đích của tham vấn, họ có thể mong chờ gì từ cuộc tham vấn và vai trò nhiệm vụ của họ là gì? + Các thành viên bày tỏ nhu cầu ( nhà tham vấn có thể nhóm lại các nhu cầu) + Xác định vấn đề cụ thể hoặc cách ứng xử cần thay đổi

+ Có thể cùng các thành viên trong gia đình vẽ cây phả hệ để xác định các mối quan hệ trong gia đình

Một phần của tài liệu Giáo trình Tham vấn (Nghề Công tác xã hội) (Trang 81 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)