Quá trình hình thành và phát triển Tham vấn ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Giáo trình Tham vấn (Nghề Công tác xã hội) (Trang 29 - 31)

4. Lịch sử nghề tham vấn

4.3.Quá trình hình thành và phát triển Tham vấn ở Việt Nam

Có thể nói, tham vấn theo hướng chuyên nghiệp ở Việt Nam mới thực sự khởi sắc vào những năm gần đây. Có một số yếu tố tác động tới quá trình phát triển của Tham vấn tại VN:

- Nhu cầu thực tiễn của hoạt động tham vấn ngày một cao trong điều kiện của nền kinh tế mở của nước ta hiện nay.

- Vào những năm gần đây, với sự hòa nhập Quốc tế cùng với những đổi mới về chính sách kinh tế xã hội, lý luận và thực hành trợ giúp xã hội phần nào đã thay đổi. Điều này đòi hỏi các cán bộ làm việc trong các lĩnh vực xã hội như

Lao động Thương binh – Xã hội, ủy Ban dân số Trẻ em và Gia đình, Giáo dục, chăm sóc sức khỏe phải thay đổi cách thức làm việc và kỹ năng trợ giúp.

- Các tập huấn nâng cao chuyên môn cho đông đảo đội ngũ cán bộ trong các lĩnh vực trên cùng với các tài liệu tập huấn được các chuyên gia nước ngoài trợ giúp phát triển đã góp phần làm tăng cường nhận thức của nhiều cán bộ xã hội về lý luận cũng như thực hành của tham vấn và ý nghĩa hiệu quả của nó.

- Tham vấn đang dần được đưa vào nội dung chương trình của các trường đại học và cao đẳng có đào tạo cán bộ xã hội và tâm lý học.

- Các trung tâm thực hành tham vấn đang dần hoàn thiện phương thức hoạt động mang tính chuyên môn hơn và đội ngũ chuyên nghiệp hơn.

Những nghiên cứu về tham vấn ở Việt Nam còn rất hạn chế.

Một số nghiên cứu về tư vấn nghề và ứng dụng của tâm lý học (trắc nghiệm) vào những thập kỷ 70-80- thế kỷ 20 của các tác giả GS.TS Lê Đức Phúc với “Chuẩn đoán tâm lý đương địa trong tư vấn hướng nghiệp”, Thông tin về Thông tin hướng nghiệp và tư vấn nghề ở Công hòa Pháp của tác giả Đỗ Đình Thông, ứng dụng của Trắc nghiệm khuôn mẫu hình tiếp diễn của Raven vào tư vấn nghề của PGS. Trần Trọng Thủy, BS. Nguyễn Khắc Viện với Vấn đề sức khỏe bệnh tật và tâm lý...

Một số nghiên cứu về vấn đề tâm lý, tâm lý trị liệu của các tác giả Nguyễn Khắc Viện, Nguyễn Công Khanh, Đặng Phương Kiệt vào những năm 90

Các tài liệu tập huấn về tham vấn của UNICEF, CFSI, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, các tổ chức NGO (các tổ chức phi chính phủ) khác tại Việt Nam vào những năm gần đây với những lý luận và kỹ năng cơ bản của tham vấn

- Các nghiên cứu về thực trạng nhu cầu và trình độ cán bộ làm công tác tham vấn ở các trường đại học như đại học Lao động-Xã hội tiến hành (1997, 2004), trường Đại học khoa xã hội và Nhân văn Hà Nội (2002), Khoa Tâm lý –

GD Trưòng Đại học Sư phạm Hà Nội (2004), Những bài viết về vấn đề này của GS. TS. Trần Thị Minh Đức; TS. Vũ Kim Thanh...

Kết luận:

Một phần của tài liệu Giáo trình Tham vấn (Nghề Công tác xã hội) (Trang 29 - 31)