- Bước 4: Triển khai giải pháp
2. Một số mô hình can thiệp trong tham vấn gia đình
Mô hình này tập trung vào mối quan hệ và chức năng của gia đình. Để giải quyết những rối loạn chức năng trong gia đình cần thay đổi cấu trúc mối quan hệ trong gia đình.
Mỗi gia đình cần có khả năng tổ chức gia đình mình theo hệ thống thứ bậc với quyền lực hợp lý, cần có ranh giới bên cạnh sự liên kết giữa các thành viên trong gia đình.
Một gia đình thường có gồm 3 chiều cơ bản:
- Ranh giới: là sự phân tách giới hạn vai trò của cá nhân trong gia đình và ngoài gia đình.
- Sự liên kết: sự liên minh của các thành viên với nhau trong gia đình - Sức mạnh: quyền lực, mức độ ảnh hưởng lẫn nhau của mỗi cá nhân.
Do vậy khi can thiệp, đề nghị họ nói về những yếu tố này trong cấu trúc gia đình của họ. Cơ cấu gia đình mang tính lịch sử và có mục tiêu riêng của nó. Yêú tố truyền thống có ảnh hưởng tới cách mà họ tương tác với nhau.
Cách tiếp cận.
1. Tập trung vào vấn đề cụ thể: giúp gia đình chú ý đến mối quan tâm của họ, cần giúp họ thấy được vai trò của họ và những khó khăn họ có thể gặp phải trong sự thay đổi.
2. Tập trung vào thời điểm hiện tại: cảm xúc, tinh thần.
3. Can thiệp mang tính trung gian trong các buổi họp gia đình.
Đề nghị các thành viên nói với nhau trong buổi họp ví dụ “Em hãy nói với bố rằng em cảm thấy bị xúc phạm thế nào khi bố đối xử như vậy”.
4. Tổ chức lại cấu trúc gia đình.
Giúp các thành viên có được sự lựa chọn vai trò của mình phù hợp với đạo đức, với triết lý cá nhân trong bối cảnh gia đình.
6. Hướng tới kết quả cụ thể: xác định điều mà họ cần phải đạt được sau những buổi họp gia đình
Trong quá trình giúp đỡ, nhà tham vấn cần:
- Tạo sự tin tưởng và chủ động đưa ra cách tương tác với gia đình phù hợp.
- Thường xuyên gặp gỡ gia đình khi họ tỏ ra không hợp tác.
- Khuyến khích cách cư xử mới của các thành viên qua cách ứng xử của mình.
2.2. Mô hình học tập xã hội. Giả thuyết:
- Con nguời học trong một bối cảnh xã hội qua việc quan sát những người khác hành động (vợ, chồng, con cái, cha mẹ, ông bà, thầy cô và đồng nghiệp).
- Hành vi mà họ thể hiện là những gì họ học và họ sẽ tiếp tục làm những gì mà họ học từ môi trường Xã hội.
- Con người cho rằng những điều mà họ hành động, nói , suy nghĩ là điều tốt vì họ học từ người khác.
- Những suy nghĩ và quá trình nhận thức của con người ảnh hưởng tới tình cảm và hành vi của họ.
- Con người cố gắng đạt được những lời khen cho hành vi của họ. Họ luôn có ý thức là làm thế nào để tốt nhất.
- Để thay đổi thái độ hành vi của con người cần phải thay đổi cách mà họ phản ứng với hành vi đó.
- Điều mà con người học là kết quả của sự lặp lại hay thử nghiệm nhiều lần hành vi đó.
- Gia đình là chuyên gia cho những gì xảy ra trong cuộc sống của họ và mỗi gia đình có nét độc đáo riêng.
- Mô hình này tập trung vào việc tạo ra một môi trường mà ở đó các thành viên có thể học được hành vi mới nhằm thay đổi môi trường cũ.
Mối quan hệ tương tác: Xác định rằng tất cả thành viên trong gia đình đều bị tổn thương trong hoàn cảnh có vấn đề. Phần lớn trong gia đình mọi người cố tìm ra người nào đó để đổ lỗi. Sự đổ lỗi này không giúp ích cho giải quyết vần đề.
Khái quát hoá vấn đề của gia đình: Cần giúp gia đình hiểu rằng mọi gia đình đều có vấn đề riêng của họ, không chỉ gia đình họ và nếu họ cố gắng thì vấn đề sẽ được giải quyết.
Nhấn mạnh sức mạnh và tiềm năng của họ: ví dụ việc họ cùng ngồi thảo luận cũng là một biểu hiện sự cố gắng, thiện chí tạo sự thay đổi cho gia đình.
Đồng cảm: Lắng nghe, hiểu biết để giúp họ vượt qua.
Hy vọng : Cần có thái độ tích cực và chứa đựng hy vọng cho sự thay đổi. Tạo bầu không khí thoả mái trong các buổi làm việc.
Hướng can thiệp:
- Chia nhỏ vấn đề để giải quyết.
- Chỉ tập trung vào một vấn đề một lúc. - Cho mọi người cơ hội thực hành. - Dạy kỹ năng mới.
- Mô hình hóa kỹ năng.
- Chuyển những hành vi mà các thành viên làm thử ở buổi họp với nhà tham vấn thành của riêng họ.
- Dự đoán những thay đổi cảm xúc và hành vi. - Tìm kiếm mối quan tâm.
- Xác định lý do việc đối tượng phản kháng. - Chia sẻ chương trình làm việc.
- Thu thập thông về việc các thành viên nên làm gì.
- Thu thập thông tin về những hành vi cảm xúc và nhận thức của họ. - Thu thập thông tin về những kiểu hành vi của họ.
Đào tạo những kỹ năng tự quản lý mình.
- Thư giãn: giúp họ có khả năng tự thư giãn bản thân bằng những bài tập thư giãn
- Thay đổi cách nhìn nhận từ tiêu cực sang hướng tích cực ví dụ việc một đứa trẻ nổi loạn là do chúng muốn có sự quan tâm của người lớn (chứ không phải là do chúng hư).
- Khả năng tự kiểm soát (những suy nghĩ hành vi của bản thân) - Xây dựng kỷ luật.
+ Thời gian
+ Đưa ra hậu quả Lôgic. + Giao việc.
+ Phạt không cho sử dụng vật gì mà trẻ cho là rất giá trị với chúng. - Xây dựng một số kỹ năng giao tiếp cho các thành viên trong gia đình: + Nói ra những mong muốn, quan điểm của mình.
+ Tìm xem các thành viên khác trong gia đình nghĩ gì, cảm nhận gì. + Cho người khác biết là họ đang được lắng nghe.
+ Đặt câu hỏi khi chưa rõ: Khi người trong gia đình nói điều gì chưa rõ ràng mạnh dạn hỏi.
+ Dừng lại và để cho người khác biết là tương tác giữa mọi người đang bị rỡ bỏ: trong khi tranh luận nhiều điều sẽ được đưa ra và làm tổn thương người khác, tốt nhất hãy dừng lại chờ cho đối phương nguôi mới tiếp tục nói.
2.3. Mô hình can thiệp tập trung vào giải pháp.Giả thuyết Giả thuyết
1. Gia đình là chuyên gia trong giải quyết vấn đề của chính họ. Gia đình tự biết mình có những sức mạnh và tiềm năng gì để giải quyết.
2. Vấn đề và giải pháp không liên quan: Hướng can thiệp là tập trung vào điều mà thân chủ/đối tượng muốn làm để cải thiện tình hình chứ không phải tập trung vấn đề hiện thời của họ là gì , ví dụ: khi giúp đỡ một người có mâu thuẫn với con đang ở tuổi mới lớn, không tập trung vào hỏi vấn đề là gì mà hỏi họ xem muốn làm gì? hoặc điều gì? để bớt sự mâu thuẫn với con họ. Mặt khác giúp cho thân chủ thấy vấn đề của họ không phải là vô vọng.
3.Tạo ra những thay đổi nhỏ từng bước một. 4. Hãy để nó ngắn gọn: thời gian không kéo dài
Kỹ thuật
- "Chiếc cốc đầy một nửa": để tăng cường khuyến khích đối tượng/thânchủ nói về vấn đề của họ giống như chiếc cốc rỗng một nửa, nhà tham vấn giúp chủ nói về vấn đề của họ giống như chiếc cốc rỗng một nửa, nhà tham vấn giúp họ thấy được chiếc cốc còn có một nửa có nước.
Ví dụ: Nếu như trong cuộc sống của chị có nhiều vấn đề vậy thì chị thấy chị có thể làm gì được để đối phó với nó?