Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động gia công xuất khẩu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 83 - 85)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CHÍNH

3. Các gải pháp hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động gia công xuất khẩu

triển.

Riêng với hàng nông sản, vì là mặt hàng quan trọng và có thế mạnh trong sản xuất, cần có những giải pháp riêng sau:

+ Nhà nước xây dựng quy hoạch, chọn lựa và có chính sách đầu tư vốn, tạo các vùng sản xuất chuyên canh, ứng dụng các kĩ thuật tiên tiến, công nghệ sau thu hoạch để đảm bảo sản phẩm làm ra có năng suất cao, chất lượng tốt, đồng đều, giá thành hạ và khối lượng lớn.

+ Tiếp tục hỗ trợ, đặc biệt là hỗ trợ tài chính để đẩy mạnh tiêu thụ nông sản. Bảo đảm bố trí đủ nguồn để thực hiện chế độ thưởng theo kim ngạch xuất khẩu:

Chế độ thưởng theo kim ngạch xuất khẩu đã được áp dụng trong năm 2001 đối với nhóm hàng gạo, cà phê, rau quả hộp và thịt lợn. Biện pháp này đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy tiêu thụ nông sản hàng hoá trong dân. Bên cạnh việc duy trì mức thưởng và tăng thêm số tiền thưởng cho xuất khẩu nông sản, Chính phủ nên cho phép đa dạng hoá phương pháp thưởng theo hướng ưu tiên những mặt hàng có giá trị gia tăng cao và những mặy hàng có kí hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân.

+ Khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu kíý hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với nông dân.

+ Tiếp tục đầu tư cho nông dân để giảm giá thành sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh cho hàng hoá và nâng cao thu nhập cho nông dân.

3.2. Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động gia công xuấtkhẩu khẩu

Những tháng đầu của năm 2007, tình hình hoạt động xuất khẩu cho thấy xu hướng gia công xuất khẩu ngày càng tăng lên. Đây là một dấu hiệu tốt cho hoạt động ngoại thương của Việt Nam. Song chúng ta lại nhập khẩu nhiều hơn nguyên liệu đầu vào cho xuất khẩu. Vì vậy cần có chính sách thích hợp định hướng cho hình thức này để tăng cường sự đóng góp đích thực của nó trong kim ngạch xuất khẩu.

- Về mặt hàng gia công: chúng ta tập trung vào những mặt hàng tiêu dùng truyền thống trước hết là thủ công mĩ nghệ, côngnghiệp nhẹ cũng như một số ngành lắp ráp công nghiệp tiêu dùng phù hợp với khả năng trong nước. Vì những ngành này lao động của ta đã có kinh nghiệm sản xuất lại dư thừa nhiều nên sẽ tận dụng được nguồn nhân công rẻ. Với hàng gia công truyền thống có độ tinh xảo cao sẽ nâng cao hàm lượng chế biến hơn trong mỗi sản phẩm.

Đồng thời nhận gia công những mặt hàng đòi hỏi công nghệ cao, để từ đó nâng coa trình độ cho người lao động. Đây cũng là một biện pháp cho họ học hỏi nâng cap tay nghề và khả năng quản lí hoạt động sản xuất kinh doanh. Với những hàng gia công công nghiệp có thể coi là một cách thức chuyển giao công nghệ trong nước nhằm hiện đại hoá nền kinh tế. Hiện nay, mặt hàng thêu tay đang thu hút được nhiều lao động theo mẫu mã phong phú và mới mẻ của chủ hàng đặt gia công, tương ứng là số tiền công cũng tăng lên đáng kể cho người lao động đặc biệt là ở các vùng quê, nông thôn.

- Tăng dần hàm lượng nội địa hoá, với những nguồn nguyên liệu đã đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng trong nước và có thể thay thế hàng nhập cho chế biến gia công hàng xuất khẩu thì sử dụng vào hoạt động gia công; khắc phục hiện tượng gia công đơn thuần theo phương thức làm thuê.

- Về lựa chọn khách hàng: chúng ta tìm đến những khách hàng có nhu cầu gia công lớn về số lượng sảp phẩm, có tính chất lâu dài và ổn định tạo sự chủ động hơn nữa cho các doanh nghiệp việt Nam. Vì với những mặt hàng gia công với số lượng ít và thời gian ngắn, người lao động chưa kịp thích nghi đã phải chuyển đổ mặt hàng và phải điều chỉnh phương pháp làm việc thường xuyên không tạo tâm lí ổn định cho họ cũng như doanh nghiệp. Kí các hợp đồng gia

công lâu dài kèm theo các điều kiện cụ thể về cách thức mẫu mã, chất lượng sản phẩm và thời gian giao hàng.

- Doanh nghiệp và Nhà nước chủ động đầu tư,nâng cao chất lượng cho các tài sản cố định cho hoạt động gia công như cơ sở hạ tầng, máy móc thiết bị hiện đại, nhà kho, bến bãi...

Trong mỗi đơn vị sản xuất gia công hàng xuất khẩu khắc phục thói làm ăn tuỳ tiện về phẩm chất, quy cách, thời gian giao hàng... Vì còn có một bộ phận người lao động làm việc theo số lượng là chính, chưa quan tâm đến chất lượng sản phẩm...Đây là một biểu hiện làm việc hình thức để đạt chỉ tiêu hợp đồng đã giao. Nâng cao tinh thần trách nhiệm trong hoạt động gia công cũng sẽ góp phần nâng cao uy tín cho các doanh nghiệp Việt Nam nói chung.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 83 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w