I. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU
a) Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, nếu như tăng trưởng kinh tế góp phần tích cực vào tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam thì các bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội trên thị trường thế giới lại đem đến cho xuất khẩu Việt Nam những tác động ngược lại. Chẳng hạn ,như sự suy thoái kinh tế thế giới vào đầu thập niên 2000 cùng với sự kiện lhủng bố 11/09 là một trong những nguyên nhân khiến cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2002 chỉ đạt con số khiêm tốn là 7,4%/năm.
Thứ hai, các mặt hàng nông, lâm, thuỷ sảnchiếm một tỷ trọng tương đối lớn của xuất khẩu Việt Nam. Song đây lại là nhũng mặt hàng mà giá cả thế giới biến động thất thường . Trong khi đó, giá nhiều mặt hàng nhập khẩu tăng khá cao như xăng, dầu…
Thứ ba, cùng với xu thế hội nhập, ngày càng xuất hiện nhiều rào cản thương mại mới tinh vi hơn (như chống bán phá gía, tiêu chuẩn xã hội, môi trường, an toànvệ sinh thực phẩm…), gây khó khăn và tổn thất không nhỏ cho hoạt động xuất khẩu của nước ta.
b) Nguyên nhân chủ quan
- Đầu tư xuất khẩu những năm gần đây tuy đã được chú trọng nhưng còn dàn trải, thủ tục xin ưu đãi đầu tu còn rườm rà, chưa tập trung vốn đầu tư cho những chương trình sản xuất hàng xuất khẩu trọng điểm để tăng sản lượng và nâng cao sức cạnh tranh của hàng xuất khẩu. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chưa quan tâm đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm của doanh nghiệp, mà còn nặng về sản xuất hàng tiêu dùng trong nước.
- Việc đề ra cơ chế quản lí nhằm thực hiện phương châm hướng mạnh về xuất khẩu và hội nhập kinh tế khu vực và thế giới còn lúng túng , thiếu đồng bộ nên môi trường và cơ sở pháp ý cho hoạt động xuất khẩu còn nhiều hạn chế.
- Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương đã có những chuyển biến tích cực nhưng chưa tạo được nguồn lực, sức mạnh tổng hợp nhất là trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng trong thuơng mại phục vụ xuất khẩu.