II. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
2. Nông lâm, thủy sản chính
1.2.1. Khu vực châu Á Thái Bình Dương
Là một thị trường rộng lớn với dân số tên 3 tỷ người, nhu cầu đa dạng phong phú, chiếm 30% tổng kim ngạch buôn bán của toàn thế giới (không kể Mĩ và Nhật Bản). Định hướng, thị trường khu vực này vãn là thị trường trọng điểm của nước ta trong những năm tới với trọng điểm là các nước ASEAN, Trung Quốc (cả Hồng Công), Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc.
Các nước ASEAN
Là thị trường thân thuộc và quan trọng của Việt Nam:
- Mặt hàng trọng tâm cần đẩy mạnh xuất khẩu là gạo, linh kiện vi tính, một vài sản phẩm cơ khí (đối với các nước ngoài khu vực Đông Dương) và hóa
phẩm tiêu dùng, thực phẩm chế biến, sản phẩm nhựa, hàng bách hóa (đối với Lào và Cămpuchia).
- Khai thác thị trường lào và Cămpuchia trong bối cảnh mới, bởi phát triển buôn bán với 2 nước này không chỉ đơn thuần mang ý nghĩa kinh tế.
Trung Quốc
Trung Quốc là một thị trường lớn với 1,3 tỷ dân và 13 tỉnh, 5 khu tự trị, 5 thành phố trực thuộc trung ương. Việt Nam có nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa nhiệt đới vào các vùng địa phương của Trung Quốc, nhất là các tỉnh phía Nam, miền Tây và miền Bắc.
- Mặt hàng chủ yếu vào thị trường này: hải sản, cao su, rau, hao quả, thực phẩm chế biến và hóa phẩm tiêu dùng.
Hiện nay, Trung Quốc đã ban hành quyết định ngừng chính sách ưu đãi đối với 20 mặt hàng gồm quặng, đồng, chì, kẽm, bột giấy, mực in và một số loại hóa chất..Đây sẽ là một khó khăn lớn cho xuất khẩu Việt Nam vào Trung Quốc.
Nhật Bản
Với dân số 126,3 triệu người với tổng sản phẩm quốc dân GNP hàng năm đạt gần 500 nghìn tỷ USD và GDP bình quân đầu người 37.000 USD (năm 2005). Nhật Bản là một thị trường tiêu dùng lớn thứ 2 trên thế giới sau Mĩ, và cũng là một thị trường nhập khẩu hàng hóa lớn.
Việt Nam có khá nhiều thuận lợi trong việc xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Thực tế cho thấy, Nhật Bản vẫn luôn là bạn hàng lớn nhất của Việt Nam và trong quan hệ hợp tác kinh tế nói chung . Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của Nhật Bản mang tính bổ sung chứ không phải cạnh tranh với Việt Nam: Nhật Bản xuất khẩu những mặt hàng mang nhiều hàm lượng vốn và công nghệ- những mặt hàng Việt Nam chưa sản xuất được hoặc chưa có lợi thế. Nhật Bản nhập khẩu nhưng mặt hàng nguyên liệu thô chưa qua chế biến hoạc chỉ qua sơ chế, đây là thế mạnh cưa Việt Nam. Điều này tạo điều kiện cho hai nước phát huy lợi thế của mình.
Ngoài ra, những năm gần đây, xuất hiện xu hướng chuyển giao nhà máy sản xuất và nhập khẩu trở lại Nhật Bản.(Hình thức gia công xuất khẩu).Điển
hình là Nhật Bản đặt công ty Fujitsu xây dựng nhà máy sản xuất mạch in tại Việt Nam đã tạo ra kim ngạch xuất khẩu 300 triệu USD.
Hàn Quốc:
Với dân số 47 triệu người, tổng kim ngạch nhập khẩu lên tới 150 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người gần 10.000 USD/năm, đây là thị trường tiêu thụ tiềm năng cho xuất khẩu nước ta.
Những năm gần đây, người dân hàn quốc gia tăng tiêu dùng những sản phẩm chất lượng cao, đồ ăn liền, giảm tiêu dùng gạo và bột mì, tiêu dùng những sản phẩm lâu bền và đắt tiền, tăng nhu cầu về dịch vụ, đặc biệt rất nhạy cảm với vấn đề vệ sinh, an toàn thực phẩm và thực phẩm biến đổi gien.
Đài Loan
Là bạn hàng xuất khẩu quan trọng đứng thứ 4 của Việt Nam sau EU, Nhật Bản và Singapo. Làn sóng di chuyển sản xuất từ Đài Loan ra nước ngoài đang tăng lên do giá công nhân trong nước tăng và do chính sách tăng cường hợp tác với phía Nam của chính quyền Đài Bắc. Ta có thể lợi dụng xu thế này để nân cao năng lực sản xuất trong các ngành da giày, may mặc, cơ khí, chế biến gỗ, sản phẩm nhựa và đồ điện. Ngoài ra, sau Trung Quốc, Đài Loan cũng gia nhập WTO với những cam kết mở cửa thị trường rộng hơn cả Trung Quốc. Đây sẽ là một thuận lợi để đẩy mạnh thâm nhập thị trường Đài Loan.
Mục tiêu chủ yếu trong thời gian tới là đẩy mạnh xuất khẩu các mặt hàng như gỗ, hải sản, cao su, dệt may, giày dép, rau quả và chè, một số mặt hàng cơ khí và điện gia dụng do cơ sở có vốn đầu tư của Đài Loan vào Việt Nam.