II. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
c) Giấy phép xuất khẩu
2.3. Đánh giá chính sách quản lí xuất khẩu
2.3.1. Ưu điểm
Trong những năm qua Nhà nước đã chú trọng nhiều vào công tác hoạch định và xây dựng chính sách xuất khẩu cho từng thời kì, từng giai đoạn. Hệ thống lập kế hoạch xuất khẩu trực tiếp manh tính cứng nhắc dần được thay thế bằng những hoạt động phi tập trung hoá và theo cơ chế thị trường. Xu hướng thờ ơ và không coi trọng xuất khẩu trước cải cách dần dần đã được huỷ bỏ. Những ưu điểm vượt trội của chính sách xuất khẩu thời kì này là:
- Chính sách thuế quan của Việt Nam đánh vào rất ít các mặt hàng. Phần lớn hàng xuất khẩu chịu thuế là những sản phẩm có liên quan trực tiếp đến tài nguyên thiên nhiên như các mặt hàng gia công từ gỗ rừng tự nhiên, da các loại động vật…Như vậy, các hàng hoá còn lại sẽ không bị đánh thuế tạo điều kiện khuyến khích nhiều hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu.
- Mục đích đánh thuế của Việt Nam là không nhằm tăng thu ngân sách mà nhằm nâng cao mức độ chế biến nguyên liệu thô của các nhà sản xuất và xuất khẩu. Việc làm này có tác dụng định hướng cho họ gia tăng hàm lượng chế biến nhiều hơn nữa kết tinh trong các hàng hoá của họ. Như việc đánh thuế cao vào các phế liệu kim loại có tác dụng thúc đẩy các nhà sản xuất trong nước gia tăng hoạt động tái chế biến chúng; cung cấp trực tiếp cho hoạt động tái chế trong nước, giảm chi phí cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phế liệu kim loại.
- Mở rộng quyền kinh doanh xuất khẩu: Thay đổi quan trọng nhất là việc mở rộng quyền kinh xuất khẩu cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu xuất khẩu. Trước đây, các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hoá phải đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của Nhà nước như về cơ sở sản xuất, đội ngũ cán bộ… Hiện nay, các quy định này đã thông thoáng hơn đảm bảo quyền tự do kinh doanh sản xuất và xuất khẩu. Các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu được miễn thuế doanh thu, nếu doanh nghiệp dùng lợi nhuận đầu tư vào hàng xuất khẩu thì được miễn thuế lợi tức. Kể từ năm 1998 những ưu đãi đối với doanh nghiệp xuất khẩu được mở rộng hơn. Theo Nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày
31/7/1998 của Chính phủ thì các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép xuất khẩu những mặt hàng không nêu trong giấy phép đầu tư của mình.
- Xoá bỏ hạn ngạch xuất khẩu tạo điều kiện thuận lợi cho mọi thành phần kinh tế phát huy khả năng của mình trong hoạt động xuất khẩu. Tình trạng doangh nghiệp có khả năng trong việc xuất khẩu được phân bổ hạn ngạch ít làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh đã phần nào được khắc phục. Ngược lại, những doanh nghiệp không chịu làm ăn thua lỗ lại được phân bổ nhiều hạn ngạch xuất khẩu cũng không còn nữa. Xoá bỏ hạn ngạch cũng đem lại sự minh bạch cho hệ thống chính sách vì việc “chạy”, trao đổi, bán hạn ngạch cũng bị chấm dứt.
- Hỗ trợ trong nước và trợ cấp xuất khẩu cho nông sản.
Tổng Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu năm 2004 lên tới 193 tỉ đồng. Gạo, đường, thịt lợn, bông, gia súc, gia cầm, dứa là những đối tượng được hưởng những khoản trợ cấp này. Lượng tiền hỗ trợ này của Việt Nam được WTO coi là thấp, chưa cần phải cắt giảm trong giai đoạn hiện nay.