Về chính sách phát triển các ngành hàng sản xuất và xuất khẩu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33 - 35)

II. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

1.1.2. Về chính sách phát triển các ngành hàng sản xuất và xuất khẩu

Đối với các ngành kinh tế trọng điểm, nâng cao các ngành có vị trí chi phối với nhiều ngành kinh tế quốc dân, có tỷ trọng lớn trong nền kinh tế và trong xuất khẩu. Xếp các ngành đang phát triển, có kim ngạch xuất khẩu lớn và tăng trưởng tương đối nhanh vào các ngành kinh tế trọng điểm để tập trung đầu tu vốn và nhân lực ở mức tối đa, tăng nhanh cả về tỷ trọng trong GDP cũng như trong tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngành kinh tế mũi nhọn định hướng xuất khẩu là ngành có triển vọng lớn trong tương lai. Sản phẩm của ngành này được đáp ứng nhu cầu tương đối lớn, và ngày càng tăng đồng thời khai thác được lợi thế của đất nước.

Trong toàn bộ nền kinh tế: chuyển dịch cơ cấu theo hướng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ chiếm tỷ trọng ngày càng cao. Đồng thời, trong từng ngành, việc xây dựng chiến lược phát triển ngành phải dựa trên sự phân tích về nhu cầu và khuynh hướng tiêu dùng của thị trường thế giới để có sự chuyển đổi cơ cấu sản xuất phù hợp, đảm bảo sản xuất ra những sản phẩm có thể xuất khẩu và cạnh tranh được trên thị trường thế giới.

a) Trong công nghiệp:

- Phát triển xuất khẩu những ngành công nghiệp chế biến sử dụng nhiều lao động với công nghệ thấp và ngành chế tạo linh kiện, sử dụng nhiều lao động với công nghệ trung bình.

- Tạo sự đột phá trong công nghiệp chế biến trên các sản phẩm liên quan đến sản phẩm lương thực rau quả, cà phê, cao su, chè…( là những sản phẩm nông nghiệp Việt Nam đang có lợi thế về năng suất, chi phí sản xuất thấp).

- Tăng cường liên kết công nghệ: phát triển các ngành công nghiệp hỗ trợ quan trọng như cơ khí, chế tạo máy. Công nghiệp sản xuất theo công đoạn tạo sự hỗ trợ và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các doanh nghiệp, các ngành

- Đầu tư và phát triển công nghiệp theo chiều sâu, đảm bảo cung cấp nguyên, nhiên vật liệu đầu vào.

- Tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp, giảm tỷ trọng chi phí trung gian trong giá trị hàng hóa.

- Khuyến khích và phát triển chính sách lựa chọn những ngành công nghiệp sản xuất nguyên liệu có hiệu quả.

b) Trong nông nghiệp:

- Giảm dần tỷ trọng ngành nhà nước trong cơ cấu kinh tế, chú trọng đầu tư những phân ngành có thế mạnh, tạo sản phẩm có lợi thế so sánh, có khả năng xuất khẩu.

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trước hết ưu tiên cho mục tiêu an ninh lương thực quốc gia, tăng nguồn nông sản cho chế biến xuất khẩu:

- Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn theo hướng hình thành nền nông nghiệp hàng hóa lớn phù hợp với nhu cầu thị trường và điều kiện sinh thái của từng vùng; chuyển dịch cơ cấu ngành nghề, cơ cấu lao động, tạo việc làm thu hút nhiều lao động ở nông thôn.

- Tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ trong nông nghiệp nhất là công nghệ sinh học với công nghệ thông tin; làm tốt công tác chuyển giao giống mới, cải tiến kĩ thuật canh tác.

- Tiếp tục phát triển và hoàn thiện về cơ bản hệ thống thủy lợi, ngăn mặn giữ ngọt kiểm soát lũ, bảo đảm tướ tiêu an toàn, chủ động cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân. Với những khu vực hay bị thiên tai tàn phá, cần điều chỉnh quy hoạch sản xuất và dân cư thích nghi với điều kiện thiên nhiên. nâng cao năng lực dự báo thời tiết và khả năng chủ động phòng chống thiên tai, hạn chế thiệt hại.

- Phát triển mạnh công nghiệp và dịch vụ ở nông thôn, phát triển làng nghề và chuyển một phần doanh nghiệp giá công và chế biến nông sản về nông

thôn nhằm chuyển một bộ phận lao động nông nghiệp sang một ngành nghề khác.

Mở rộng sản xuất nâng cao chất lượng cây trồng tiến tới cung cấp đủ nguyên liệu cho các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu với khối lượng ngày càng lớn, đồng thời giảm tổn thất hao hụt, nâng cao chất lượng sản phẩm. nhập khẩu kĩ thuật chế biến và sản phẩm tiên tiến.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w