Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 78 - 79)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CHÍNH

1. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chính sách chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu

cấu hàng xuất khẩu

Nguyên tắc phối hợp giữa các nhóm chính sách:

Chính sách chuyển dịch cơ cấu hàng xuất khẩu phải là tiền đề cho chính sách xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Theo đó các mặt hàng sản xuất sẽ chú trọng chủ yếu vào nhóm hàng mặt hàng đã được xác định là mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Chính sách chuyển dịch thị trường phải đảm bảo nguyên tắc thị trường tiêu thụ ổn định cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực.

- Lập kế hoạch chi tiết về hình thành và phát triển các vùng sản xuất đi đôi với quy hoạch vùng sản xuất xuất khẩu. Nhà nước và Chính phủ nghiên cứu đặc điểm của từng vùng miền.

+ Xây dựng thí điểm các vùng quy hoạch về chăn nuôi sản xuất lương thực, hoa màu hay cây công nghiệp tương thích với điều kiện tự nhiên về đất đai, khí hậu, nguồn nước và lao động của từng vùng.

- Các khu vực ven đô thị lớn nếu quy hoạch theo hướng chuyên canh hoá màu về rau, hoa

- Các khu vực nông thôn: lựa chọn những nơi có điều kiện tương đồng nhau quy hoạch thành vùng chuyên sản xuất lúa xuất khẩu, áp dụng khoa học kĩ thuật vào quá trình sản xuất.

Ở đồng bằng sông Hồng, lựa chọn các vùng có ưu thế về sản xuất nông nghiệp như Thái Bình ( vùng đồng bằng có chất lượng đất tốt), nối kết hợp các cánh đồng trồng lúa thành những thửa lúa lớn. áp dụng giống mới, hệ thống thuỷ lợi đồng bộ, các máy móc công nghiệp phục vụ cho sản xuất như máy cấy, máy gặt, máy say xát… theo dây chuyền. Đi đôi với xây dựng nhà kho, khu bảo quản chuyên dụng.

Với các vùng quy hoạch này Nhà nước tiến hành đứng ra bao tiêu sản phẩm.

- Đẩy mạnh mô hình VAC đặc biệt là VACB ở các vùng đã quy hoạch theo phương thức liên hoàn. Theo đó, bên cạnh quy hoạch vùng sản xuất lương thực thực phẩm là quy hoạch chăn nuôi gia súc, gia cầm; nuôi trồng thuỷ sản. Biện pháp này có thể thực hiện theo các cách:

+ Mỗi hộ gia đình, nhóm gia đình đảm nhận mô hình nuôi trồng.

+ Mỗi vùng nông thôn, địa bàn đảm nhận một mô hình cách làm trên phải dựa theo nguyên tắc đồng bộ.

- Hỗ trợ phương tiện kĩ thuật cho nông dân sản xuất, nuôi trồng sản phẩm nông sản. Biện pháp hỗ trợ này phải kèm theo điều kiện sử dụng có hiệu quả, trách nhiệm giữ gìn các máy móc chuyên dụng.

- Tiến hành nghiên cứu đặc điểm từng vùng, đặc biệt là điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và nguồn nước để áp dụng nuôi trồng các giống cây trồng mới.

Từ trước tới nay, chúng ta luôn duy trì phương thức canh tác truyền thống, mà chưa nghiên cứu ứng dụng các mặt hàng sản xuất mới, tương thích với điều kiện tự nhiên của từng vùng. Chính cách suy nghĩ này đã làm hạn chế số lượng, chủng loại các mặt hàng sản xuất và xuất khẩu. Chính vì thế các mặt hàng xuất khẩu của chúng ta lạc hậu so với thế giới.

- Đối với vùng chuyên canh cây công nghiệp và cây ăn quả cần kết hợp giữa sản xuất và chế biến tại chỗ. Xây dựng các nhà máy chế biến nằm ở trung tâm các vùng chuyên canh cây trồng; như xây dựng các nhà máy chế biến rau, quả hộp để tận dụng nguồn nguyên liệu có sẵn tránh lãng phí trong trường hợp không có kĩ thuật bảo quản sản phẩm hoặc mặt hàng rau quả khó bảo quản.

- Tiến hành chuyển dịch lao động trẻ sang hoạt động ở các ngành công nghiệp, thủ công nghiệp để giảm dần lao động trong nông nghiệp, chuyển dịch sang công nghiệp và dịch vụ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 78 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w