Hạn ngạch xuất khẩu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 56)

II. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

b) Hạn ngạch xuất khẩu

Hạn ngạch là biện pháp mang tính định lượng theo ý chí chủ quan của Chính phủ các nước. Mức độ quản lí chỉ đứng sau danh mục hàng cấm. Chính vì vậy mà WTO và các tổ chức quốc tế khác không cho phép sử dụng.

Những năm trước đây, Việt Nam cũng đã sử dụng biện pháp này khá phổ biến đối với cả hàng xuất khẩu và nhập khẩu. Nhưng sau năm1995, bắt đầu chỉ chuyển sang biện pháp chỉ quản lí hàng nhập. Theo quyết định số 864/TTg ngày 30/12/1995 của Thủ tướng Chính phủ thì danh mục quản lí bằng hạn ngạch chỉ có hai mặt hàng quản lí xuất khẩu: gạo và hàng dệt may.

Gạo là mặt hàng thiết yếu đối với an kinh tế xã hội của Việt Nam, và do vậy Việt Nam chưa thể xoá bỏ các biện pháp quản lí sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, từ năm 2001, theo quyết định số 46/2001/QĐ-TTg ngày 4/4/2001 thì biện pháp mang tên “hạn ngạch” coi như không còn, mặt hàng gạo đã được tự do xuất khẩu và Việt Nam hiện tại không sử dụng bất cứ biện pháp hạn chế xuất khẩu nào đối với gạo. Thay vào đó, Việt Nam sẽ áp dụng cơ chế quản lí linh hoạt. Còn mặt hàng dệt may chuyển sang quản lí theo giấy phép của Bộ Thương mại.

Từ ngày 01/01/2005, tất cả các nước WTO sẽ được cắt bỏ hạn ngạch, theo đó hàng dệ may Việt Nam sẽ có điều kiện tốt để khẳng định sức bật của mình. Tuy nhiên, Mĩ vẫn áp dụng hạn ngạch dệt may đối với các sản phẩm của Việt Nam (chiếm khoảng 20-25% tổng tỷ trọng hàng dệt may xuất khẩu). Việc phân bổ hạn ngạch dệt may này thực hiện theo hình thức kí quỹ bảo lãnh, chiếm khoảng 60% số quota được phân bổ; trong đó ưu tiên cho các doanh nghiệp đạt thành tích xuất sắc trong năm xuất khẩu trước. 40% số hạn ngạch còn lại cấp cho các doanh nghiệp dưới hình thức cấp giấy phép xuất khẩu tự động. Hạn ngạch dệt may xuất khẩu vào thị trường Mĩ như hình thức trên chỉ tồn tại đến hết năm 2006, vì từ ngày 11/1/2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO; cũng có nghĩa là hạn ngạch dệt may được xoá bỏ. Theo đó, các doanh nghiệp sẽ không còn phải xuất khẩu thông qua cơ chế phân giao hạn ngạch nữa, mà xuất khẩu theo năng lực và theo nhu cầu.

Chế độ hạn ngạch xuất khẩu được quy định theo Nghị định số 12/2006 của thủ tướng Chính phủ về quản lí xuất khẩu hàng hoá.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 55 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w