II. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1.1. Chính sách hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng xuất khẩu
nên môi trường và cơ sở pháp ý cho hoạt động xuất khẩu còn nhiều hạn chế.
- Sự phối hợp giữa các Bộ, ngành, địa phương đã có những chuyển biến tích cực nhưng chưa tạo được nguồn lực, sức mạnh tổng hợp nhất là trong việc xây dựng kết cấu hạ tầng trong thuơng mại phục vụ xuất khẩu.
II. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY HIỆN NAY
1. Về chính sách khuyến khích xuất khẩu 1.1. Chính sách chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu
1.1.1. Chính sách hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàngxuất khẩu xuất khẩu
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 có đưa ra định hướng về phát triển các vùng: “Các vùng khu vực đều phát huy lợi thế để phát triển, tạo thêm thế mạnh của mình theo cơ cấu kinh tế mở, gắn với nhu cầu trong và ngoài nước”.
a) Đồng bằng sông Hồng và các vùng kinh tế trọng điểm:
- Về phát triển nông nghiệp xuất khẩu tập trung vào các nhiệm vụ: Phát triển cây lương thực gắn với vùng chuyên canh rau, cây ăn quả, thịt, hoa, mở rộng nuôi trồng thủy sản. Phát triển mạnh công nghiệp chế biến và cơ khí phục vụ nông nghiệp, các cụm, điểm công nghiệp và làng nghề ở nông thôn.
- Về phát triển công nghiệp xuất khẩu: Phát triển các khu công nghiệp khu công nghệ cao, công nghiệp xuất khẩu , công nghiệp điện tử, thông tin và một số cơ sở cơ khí đóng tàu, luyện kim, phân bón ở vùng kinh tế trọnh điểm; Ở trung tâm kinh tế mạnh tiến hành đào tạo khoa học và công nghệ, y tế, văn hóa, du lịch.
b) Miền Đông Nam Bộ và vùng kinh tế trọng điểm:
- Trong kĩnh vực nông nghiệp xuất khẩu :phát triển cây công nghiệp như cao su, hạt tiêu, điều, mía đường, bông…;các loại cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, hình thành các vùng chuyên canh tập trung gắn với công nghiệp chế biến.
- Về phát triển công nghiệp xuất khẩu: Phát huy vai trò các trung tâm thương mại, xuất khẩu, viễn thông, tài chính, ngân hàng, khoa học và công nghệ, vân hóa của cả nước. Đẩy mạnh công nghiệp khai thác dầu khí, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Mở mang công nghiệp các tỉnh, không tập trung quá lớn vào các đô thị lớn.
c) Bắc Trung Bộ, duyên hải Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung:
- Phát triển nông nghiệp: Tăng nhanh sản xuất cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi đại gia súc, kết hợp với công nghiệp chế biến, đẩy mạnh trồng rừng, khai thác có hiệu quả nguồn lợi thủy sản, phát huy hợp tác với nước cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Phát triển công nghiệp xuất khẩu : Tại vùng kinh tế trọng điểm: hình thành các khu công nghiệp ven biển, các khu công nghiệp - thương mại tổng hợp tên các cửa khẩu và hành lang các tuyến đường. Phát triển các ngành công nghiệp chủ đạo như: công nghiệp lọc hóa dầu, công nghiệp chế biến chế tạo…
d) Trung du và Miền núi Bắc Bộ (Tây Bắc và Đông Bắc Bộ):
- Trong lĩnh vực nông nghiệp xuất khẩu : phát triển mạnh các cây công nghiệp, cây ăn quả, cây dược liệu, cây đặc sản, chăn nuôi đại gia súc gắn với chế biến.
- Trong lĩnh vực công nghiệp : chú trọng phát triển cơ sơ hạ tầng như thủy điện, đường liên tỉnh và đặc biệt chế biến nông lâm sản xuất khẩu.Nâng cấp các cửa khẩu biên giới và phát triển kinh tế thương mại với Trung Quốc.
e) Tây Nguyên
- Trong nông nghiệp xuất khẩu: Thâm canh gắn với các cây công nghiệp xuất khẩu như : cà phê, cao su, chè, bông… kết hợp với trồng và bảo vệ rừng, cây dược liệu, cây đặc sản, phát triển chawnnuooi đại gia súc gắn với công nghiệp chế biến.
- Trong công nghiệp xuất khẩu: chú trọng phát triển công nghiệp khai khoáng, công nghiệp năng lượng và công nghiệp chế biến làm cơ sở cho phát triển mặt hàng xuất khẩu.
Đẩy mạnh kinh tế thương mại với 2 nước: Lào, Cămpuchia. f) Đồng bằng sông Cửu Long:
- Về nông nghiệp xuất khẩu : đầu tư sản xuất các vùng sản xuất lúa gạo, thủy sản, cây ăn quả gắn với các trường, viện nghiên cứu nông nghiệp và các khu công nghiệp chế biến.
+ Về công nghiệp xuất khẩu: Đẩy mạnh công nghiệp cơ khí, chế biến nông nghiệp. Phát triển hợp tác thương mại với Cămpuchia.