Thuế xuất khẩu và các mặt hàng chịu thuế

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 51 - 52)

II. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

2. Nông lâm, thủy sản chính

2.1.1. Thuế xuất khẩu và các mặt hàng chịu thuế

Ở Việt Nam thuế xuất khẩu áp dụng với rất ít mặt hàng.Việc đánh thuế xuất khẩu ở nước ta không phải là nhằm tăng thu ngân sách mà nhằm voà mục tiêu khác như nâng cao mức độ chế biến nguyên liệu thô của các nhà xuất khẩu. Điều này thể hiện bằng cách đánh thuế xuất khẩu cao vào các sản phẩm không chế biến. Về nguyên tắc hình thức đánh thuế như vậy có thể tăng thêm giá trị tương đối với nguyên liệu xuất khẩu, từ đó tạo thêm công ăn việc làm và thu nhập cho nền kinh tế.

Thuế xuất khẩu được đánh khá cao đối với một số khoáng sản và nguồn tài nguyên thiên nhiên được xuất khẩu dưới dạng thô. Mục đích chính của các khoản thuế xuất khẩu này là để bảo vệ nguồn tài nguyên khan hiếm, hạn chế xuất khẩu các loại hàng hoá Chiến lược và để điều chỉnh và hài hoà nguồn thu ngân sách. Thuế xuất khẩu được áp dụng theo Luật thuế xuất khẩu và Quyết định số 45/2002/QĐ-BTC ngày 10/4/2002. Hiện nay, thuế xuất khẩu của Việt Nam được áp dụng trên cơ sở MFN. Các mức thuế xuất khẩu của Việt Nam dao động từ 1% đối với một số loại đá quý nhất định tới 45% (35% đối với kim loại đen và 45% đối với kim loại màu) đối với phế liệu kim loại. Nguyên nhân đánh thuế suất cao như vậy vì nguồn phế liệu kim loại đen trong nước đang trở nên cạn kiệt và Việt Nam đang phải nhập khẩu mặt hàng này. Biện pháp này nhằm đảm bảo cung cấp nguyên liệu sản xuất cho doanh nghiệp trong nước và hạn chế

chi phí cho các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng phế liệu kim loại đen. Việc đánh thuế cao như vậy đối với mặt hàng này không trái với quy định của WTO.

Đối tượng chịu thuế

Hàng hoá trong các trường hợp sau đây là đối tượng chịu thuế xuất khẩu: (1). Hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu, biên giới Việt Nam bao gồm: hàng hoá xuất khẩu qua cửa khẩu đường bộ, đường sông, cảng biển, cảng hàng không, đường sắt liên vận quốc tế, bưu điện quốc tế và địa điểm làm thủ tục hải quan khác được thành lập theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

(2). Hàng hoá được đưa từ thị trường trong nước vào khu phi thuế quan .Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, có quan hệ mua bán trao đổi hàng hoá giữa khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu.

(3). Hàng hoá mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hoá xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w