Các biện pháp tài chính

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 58 - 62)

II. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

2.2.4.Các biện pháp tài chính

c) Giấy phép xuất khẩu

2.2.4.Các biện pháp tài chính

Hiện nay, Chính phủ có các chính sách hỗ trợ tài chính cho xuất khẩu chủ yếu như sau:

- Hỗ trợ tín dụng: từ quỹ hỗ trợ phát triển - Hỗ trợ tài chính: từ Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu.

a) Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu

Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu là ưu đãi của Nhà nước nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế các cá nhân phát triển sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu theo chính sách khuyến khích xuất khẩu của Nhà nước.

• Quỹ Hỗ trợ phát triển được thành lập theo số 133/QĐ-TTg ngày 10/9/2001, nhàm thực hiện chức năng trên.Trong đó, các hình thức tín dụng Hỗ trợ xuất khẩu bao gồm:

(1) Tín dụng hỗ trợ trung và dài hạn:

+ Cho vay đầu tư trung và dài hạn: là việc Chính phủ cấp vốn từ nguồn quỹ này cho các doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất hàng xuất khẩu với thời gian 5 năm trở lên. Trong đố, yêu cầu nhà đầu tư phải có dự án sản xuất, chế biến, gia công hàng xuát khẩu mà phương án tiêu thụ sản phẩm của dự án đạt kim ngạch xuất khẩu ít nhất bằng 30% doan thu hàng năm (trường hợp 1) ; hoặc đơn vị có nhu cầu vay vốn để góp vốn đầu tư vào hoạt động trên với doanh nghiệp Việt Nam mà phương án tiêu thụ sản phẩm của dự án liên doanh đật kim ngạch xuất khẩu ít nhất bằng 80% doanh thu hàng năm. Mức lãI suất cho vay áp dụng theo lãI suất tín dụng đầu tư của Nhà nước

+ Hỗ trợ lãi suất sau đầu tư: áp dụng cho các đơnvị có dự án đầu tư thuọc trương hợp 1 nhưng chưa được vay ưu đãi đầu tư hoặc bảo lãnh tín dụng đầu tư

của nhà nước mà chủ đầu tư vay vốn của các tổ chức tín dụng hợp pháp tại Việt Nam; trong đó, muốn muốn tiếp tục được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư nhà đầu tư bắ buộc đã hoàn thành dự án đưa vào sử dụng và hoàn trả được vốn vay theo hợp đồng tín dụng.

+ Bảo lãnh tín dụng đầu tư: là hình thức nhà nước bả lãnh trước ngân hàng cho nhà xuất khẩu vay vốn các ngân hàng thương mại để thực hện hợp đồng sản xuất hàng xuất khẩu, nếu có rủi ro với khoản tín dụng đó nhà nước sẽ chịu trách nhiệm. Đối tượng được bảo lãnh tín dụng là ấc đơn vị thựôc trường hợp 1 khi vay vốn các tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại việt nam co nhu cầu bảo lãnh. Điều kiên bão lãnh là các đơn vị này chưa được vay vốn hoặc được vay 1 phần vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước; được tổ chức tín dụng thẩm định dự án đầu tư và chấp thuận cho vay có văn bản yêu cầu quĩ hỗ trợ phát triển bảo lãnh.

(2) Tín dụng hỗ trợ xuất khẩu ngắn hạn, bao gồm:

+ Cho vay ngắn hạn : áp dụng cho các đơn vị cho vay sản xuất kinh doanh các mặt hàng thuộc chương trình ưu tiên khuyến khích xuất khẩu được qui định hàng năm; các hợp đồng xuất khẩu vào thị trường mới hoạc duy trì thị trường truyền thống; các đơn vị thuộc trường hợp 1 được quỹ hỗ trợ phát triển cho vay vốn tín dụng đầu tư, được vay vốn ngắn hạn trong nam đầu tiên kí được hợp dồng xuấtt khẩu khi dự án đưa vào sản xuất . điều kiện đựơc vay vốn ngắn hạn là phảI có phương án sản xuất kinh doanh và khả năng trả nợ, có hợp đồng xuất khẩu. Lãi suất cho vay ngắn hạn bằng 80% lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước.

Việc cho vay vốn ngắn hạn chỉ áp dụng cho từng hợp đồng xuất khẩu và trong từng thời điểm chỉ được vay trước khi giao hàng hoặc sau khi giao hàng:

+ Mức vốn cho vay trước khi giao hàng: sau khi kí được hợp đồng, đơn vị được vay vốn để mua nguyên vật liệu và các yếu tố sản xuất để thực hịên hợp đồng xuất khẩu với múc vốn cho vay tối đa bằng 70% giá trị hợp đồng xuất khẩu (trong đó, đơn vị có tài sản cầm cố thế chấp trị giá tối thiểu bằng 30% vốn vay).

+ Mức vốn cho vay sau khi giao hàng tối đa không quá 90% giá trị hối phiếu hợp lệ, hoặc bộ chứng từ xuất khẩu.

+ Bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng xuất khẩu: mức bảo lãnh tối đa không quá 3% giá trị dự thầu.

• Quỹ hỗ trợ xuất khẩu được thành lập theo quyết định 195/1999/QĐ- TTg ngày 27/9/1999 thực hiện nhiệm vụ hỗ trợ, khuyến khích, đẩy mạnh việc xuất khẩu hàng hoá, mở rộng thị trường xuất khẩu và tăng sức cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt Nam. Theo Điều 4 của quyết định này, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu được sử dụng vào mục đích:

(1) Hỗ trợ toàn bộ hoặc một phần lãi suất vay vốn gân hàng để mua hàng nông sản xuất khẩu khi giá cả thị trường thế giới giảm không có lợi cho sản xuất trong nước; dự trữ hàng nông sản để chờ xuất khẩu theo chỉ đạo điều hành của Chính phủ;

+ Hỗ trợ tài chính có thời hạn đối với một số mặt hàng bị lỗ do sức cạnh tranh hoặc gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan gây ra;

+ Thưởng và khen thưởng xuất khẩu về tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, thưởng cho mặt hàng mới xuất khẩu lần đầu tiên, xuất khẩu sản phẩm đạt chất kượng cao được tổ chức quốc tế công nhận bằng văn bản, đạt kim ngạch xuất khẩu lớn và hiệu quả cao.

Theo quy định tại Điều 2, Quỹ hỗ trợ xuất khẩu được hình thành từ một phần vốn ngân sách Nhà nước cấp và do thu chênh lệch giá hàng xuất nhập khẩu.

Trong năm 2005, ở Việt Nam có 12 mặt hàng được hỗ trợ xuất khẩu là: thuỷ sản, gạo, chè, cà phê, hạt tiêu, thịt heo, các loại rau quả chế biến, hạt điều đã qua chế biến , đồ gỗ các loại (không áp dụng với hàng gia công), hàng thủ công mĩ nghệ, sản phẩm cao su, đồ nhựa. Đây là những mặt hàng chủ lực đang gặp khó khăn về vốn hoặc thị trường, hoặc sử dụng nhiều nguyên liệu trong nước.

Trong giai đoạn 2001-2004, chính sách hỗ trợ xuất khẩu của Việt Nam thông qua quỹ Hỗ trợ xuất khẩu đẫ đầu tư trên 6.500 tỷ đồng vốn trung và dài hạn vào trên 700 dự án sản xuất hàng xuất khẩu, gần 1.700 tỷ đồng hỗ trợ cho trên 2.000 doanh nghiệp thực hiện thành công 5.500 hợp đồng sản xuất thuỷ sản, gạo, cà phê, dệt may, giày dép…(riêng năm 2004, tổng chi từ quỹ này lên tới 193 tỷ đồng.)

b) Trợ cấp xuất khẩu

Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu cũng thực hiện chức năng trợ cấp xuất khẩu dưới các hình thức: Bù lãi suất dự trữ hàng xuất khẩu, cấp bù lỗ khi cần thiết, thưởng tìm kiếm thị trường và mở rộng thị trường xuất khẩu. Hình thức thưởng xuất khẩu được Việt Nam áp dụng thường xuyên. Năm 2004, Bộ Thương mại đã thưởng thành tích xuất khẩu cho 349 doanh nghiệp (tăng 48,9% so với năm 2003), trong đó, có 50 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (tăng 138% so với 2003) và 299 doanh ghiệp Việt Nam (tăng 41% so với 2003 ). Tổng số tiền thưởng là 29406 tỷ đồng, tăng 50% so với 2003.

c) Ưu đãi về thuế

Ngoài chính sách về thuế đối với xuất khẩu, Việt Nam cũng như nhiều nước đang phát triển khác có chính sách ưu tiên về thuế đối với các đầu vào nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu.

Hầu hết các nguyên liệu và bán thành phẩm phục vụ cho xuất khẩu đều không đánh thuế nhập khẩu hoặc đánh thuế rất thấp. Đồng thời để khuyến khích xuất khẩu, Nhà nước quy định việc miễn giảm và hoàn lại thuế cho các doanh nghiệp xuất khẩu sản xuất hàng xuất khẩu.

Theo luật thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu số 45/2005/QH11 và Nghị định số 149/2005/NĐ-Chính phủ ngày 8/12/2005 hướng dẫn thi hành luật thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu thì các mặt hàng sau đây được miễn giảm và hoàn lại thuế:

- Hàng xuất khẩu được miễn thuế:

+ Hàng xuất khẩu, nhập khẩu được xét mễn thuế để khuyến khích xuất khẩu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho nước ngoài và xuất khẩu các hợp đồng gia công cho nước ngoài.

+ Hàng xuất khẩu của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và của bên nước ngoài hợp tác kinh doanh.

- Hàng được xét hoàn thuế:

Việt Nam áp dụng cơ chế hoàn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu. Thương nhân có thể đăng ký nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan hoặc nhập khẩu trực tiếp nguyên liệu, vật tư sử dụng để sản xuất hàng hoá xuất khẩu.

+ Hàng đã kê khai và nộp thuế nhưng thực tế không xuất khẩu nữa, hoặc thực tế xuất khẩu ít hơn.

+ Hàng là vật tư, nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất hàng xuất khẩu được hoàn thuế tương ứng với tỷ lệ xuất khẩu thành phẩm.

+ Hàng nhập khẩu để tái xuất, tạm xuất tái nhập để dự Hội chợ triển lãm. Theo Luật thuế giá trị gia tăng (GTGT) hiện hành thì khi xuất khẩu, hàng hoá không phải nộp thuế GTGT (thuế suất 0%), bao gồm cả hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt xuất khẩu; phần mềm máy tính xuất khẩu, sửa chữa máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải cho nước ngoài và dịch vụ xuất khẩu lao động.

Các loại thuế gián thu khác cũng đều dành những ưu tiên nhất định cho xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 58 - 62)