I. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU
3. Về cơ cấu thị trường xuất khẩu:
Giai đoạn này, khu vực thị trường châu Á đã giảm dànn tỷ trọng từ 57,3% năm 2001 xuống còn 50,5% năm 2005 xong vẫn chiếm ưu thế trong cơ cấu xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Tỷ trọng xuất khẩu vào khu vực thị trường châu Âu có xu huớng giản nhẹ nhưng giá trị tuyệt đó năm sau vẫn tăng so với năm trước và đống góp trên 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu trong cả nước. Trong khi đó, xuất khẩu vào thị trường châu Mĩ tăng đột biến chiếm tỷ trọng từ 8,9% năm 2001 lên 21,3% vào năm 2005. Khu vực thị trường châu Phi có tỷ trọng tăng từ 1,2% năm 2001 lên 2,1% năm 2005 và tăng được kim ngạch xuất khẩu gấp 4 lần trong giai đoạn này từ 176 triệu USD lên 681 triệu USD . Tỷ trọng của khu vực thị trường châu Đại Dương tăng chậm và khá ổn định từ 7,1% năm 2001 lên 8,0% năm 2005.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hoá giai đoạn 2001 - 2005
Đơn vị: triệu USD, %
Nội dung
Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 GĐ 2001-2005 KN trọngTỷ KN trọngTỷ KN trọngTỷ KN trọngTỷ KN trọngTỷ KN Tỷ trọng Tổng XK hàng hoá 15.029 100 16.706 100 20.149 100 26.503 100 32.442 100 110.829 100 Châu Á 8.610 57,3 8.684 52,0 9.756 48,4 12.634 47,7 16.383 50,5 56.067 50,6 ASE AN 2.556 17,0 2.437 14,6 2.958 14,7 3.885 14,7 5.450 16,8 17.286 15,6
Trung Quốc 1.418 9,4 1.495 8,9 1.748 8,7 2.735 10,3 3.082 9,5 10.478 9,4 Nhật Bản 2.510 16,7 2.438 14,6 2.909 14,4 3.502 13,2 4.639 14,3 15.998 14,4 Châu Âu 3.515 23,4 3.640 21,8 4.326 21,5 5.412 20,4 5.872 18,1 22.765 20,5 EU 3.152 21,0 3.311 19,8 4.017 19,9 4.971 18,8 5.450 16,8 20.901 18,9 Châu Mĩ 1.342 8,9 2.774 16,6 4.327 21,5 5.642 21,3 6.910 21,3 20.995 18,9 Mĩ 1.065 7,1 2.412 14,5 3.939 19,5 4.992 18,8 6.553 20,2 18.970 17,1 Châu Phi 176 1,2 131 0,8 211 1,0 427 1,6 681 2,1 1.626 1,5 Châu Đại Dươn g 1.072 7,1 1.370 8,2 1.455 7,2 1.879 7,1 2.595 8,0 8.371 7,6
4. Đánh giá hoạt động xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian qua 4.1. Thành công
- Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu thời kì 1996-2000 vượt 3,2 lần tốc độ GDP trong 5 năm 1996-2000. Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu 3 năm 2001-2003 đạt 11,5% cao hơn tốc độ tăng trưởng GDP (7%/năm). xuất khẩu đã đóng góp miột phần đáng kể vào việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội, trở thành yếu tố phát huy nội lực rất quan trọng, tạo thêm vốn đầu tư đổi mới công nghệ, tăng thêm việc làm, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: kim ngạch xuất khẩu năm 1996 đạt 7,25 tỷ USD, năm 2000 đạt 14,4 tỷ USD, năm 2002 đạt 16,7 tỷ USD, năm 2003 đạt 20 tỷ USD; nhịp độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 17,5%/năm, so với tốc đọ tăng trưởng bình quân của GDP (gần 7%/năm), thì tốc độ tăng trưởmg xuất khẩu tăng gấp 2,5 lần.
- Cơ cấu hàng xuất khẩu chuyển dịch theo hướng tích cực, tỷ trọng hàng chế biến sâu và hóm hàng công nghiệp tăng lên, số lượng mặt hàng xuất khẩu chủ lực tăng nhanh. Những năm gần đây nổi lên một số mặt hàng có mức tăng trưởng hàng năm rất cao: giày dép, dệt may, điện tử, nhân điều, chè, gạo… và có một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã chiếm tỷ trọng lớn như cà phê Robusta đứng đầu thế giới, gạo đứng thứ 2 thế giới sau Thái Lan, nhân điều đứng thứ 2 trong ASEAN sau Thái Lan, hạt tiêu đứng thứ 2 thế giới sau ấn Độ.
- Cơ cấu xuất khẩu đã chuyển dịch theo hướng tăng các mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng các sản phẩm thô. Trong kim ngạch xuất khẩu, tỷ trọng sản phẩm đã qua chế biến tăng từ khoảng 28% năm 1996 lên 40% năm 2000 và dự kiến năm 2003 là 43%, trong khi đó, tỷ trọng các sản phẩm thô đã giảm tương ứng từ 72% xuống cón 57%. Nếu như, năm 1996 dẫ có 9 mặt hàng xuất khẩu trên 100 triệu USD ; trong đó, có 2 mặt hàng có giá trị xuất khẩu trên 2 ỷ USD là thuỷ sản và giày dép, 4 mặt hàng có giá trị xuất khẩu tren 500 triệu USD là gạo, cà phê, hàng điện tử, linh kiện máy tính và sản phẩm gỗ.
- Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài những năm gần đây có mức tăng trưởng xuất khẩu khá nhanh. Năm 1996, (tính cả xuất khẩu dầu thô) đạt 2,13 tỷ USD chiếm 29,4% kim ngạch xuất khẩu hàng hoá, tương tự năm 1997 đạt 3,21 tỷ USD chiếm 34,4%, năm 1999 đạt 4,68 tỷ USD chiếm 40,6%, năm 2000 đạt 6,81 tỷ USD chiếm 40,1%, năm 2001 đạt 6,8 tỷ USD chiếm 45,2%, năm 2002 đạt 7,87 tỷ USD chiếm 47,1% , năm 2003 đạt khoảng 10 tỷ USD chiếm 50%.
Nhìn chung, tình hình xuất khẩu của Việt Nam đang có nhiều triển vọng, uy tín trên thị trường quốc tế. Có được những thànhcông trên là do những nỗ lực sau:
- Chất lượng hàng xuất khẩu đã nâng lên đáng kể, bước đầu tạo ra sức cạnh tranh của hàng Việt Nam trên thị trường thế giới, do các nhà sản xuất trong nuớc đã chú trọng đầu tư đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Hiện nay, gạo, dầu thô, thuỷ hản sản, hàng dệt may, giày dép, cà phê, nhân điều, hạt tiêUSD của Việt Nam đã đựơc nhiều nước ưa chuộng và đánh giá cao về chất lượng.
- Chính sách, cơ chế xuất khẩu hàng hoá có nhiều thay đổi phù hợp với yêu cầu của cơ chế thị trường, nhất là về quyền xuất khẩu hàng hoá của thương nhân và các quy định về quản lí xuất khẩu .
- Tích cực kí các Hiệp định thương mại, Hiệp định ưư đãi thuế quan … để góp phần tạo ra sự chuyển dich cơ cấu xuất khẩu, giảm ở khu vực châu Á và tăng ở khu vực châu Mĩ và châu Âu (khu vực châu Phi và châu Đại Dương
không đổi). Tỷ trọng các thị trường trung gian như Hồng Kông, Singapo giảm dần.
- Nhà nước, các hiệp hội ngành hàng và các doanh nghiệp đã quan tâm đẩy mạnh xúc tiến thương mại, giải quyết khá tốt vấn đề thông tin phục vụ phát triển xuất khẩu.
4.2. Hạn chế và nguyên nhân
4.2.1. Hạn chế
- Quy mô xuất khẩu của nước ta còn qua nhỏ, kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu nguời còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Năm 2004, kim ngạch xuất khẩu của nước ta chỉ bằng 1/4 kim ngạch xuất khẩu của Malaysia, 1/3 của Philipin; kim ngạch xuất khẩu bình quân đầu người còn thấp hơn, chỉ băng 1/4 của Thái Lan và 2/3 của Philipin.
- Cơ cấu hàng xuất khẩu còn lạc hậu so với các nước, tỷ trọng hàng thô, hàng sơ chế còn quá cao. Trong số sản phẩm công nghiệp chế tạo thì hàng gia công còn chiếm tỷ trọng lớn, sản phẩm có hàm lượng công nghệ và trí tuệ cao còn nhỏ bé.
Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu chưa hợp lí, thể hiện trên cả 3 phương diện: + Chủng loại hàng hoá xuất khẩu còn đơn điệu, chậm xuất hiện những mặt hàng xuất khẩu mới có đóng góp kim ngạch đáng kể.
+ Các mặt hàng xuất khẩu có giá trị gia tăng còn thấp: xuất khẩu chủ yếu vẫn còn phụ thuộc vào các mặt hàng như khoáng sản (dầu thô, than đá), nông lâm, thuỷ haỉ sản; trong khi các mặt hàng công nghiệp như dệt may, giày dép , điện tử và linh kiện máy tính…chủ yếu vẫn mang tính chất gia công.
+ Quá trình chuyển dịch cơ cấu mặt hàng xuất khẩu theo hương công nghiệp hoá diễn ra chậm và chưa có giải pháp cơ bản, triệt để. Về thực chất, cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam thời gian qua chủ yếu chuyển dịch theo chiều rộng mà chưa đi vào chiều sâu, xuất khẩu chủ yếu dựa vào khai thác lợi thế sẵn có mà chưa khai thác lợi thế cạnh tranh thông qua việc xây dựng các ngành công nghiệp có mói liên kết chặt chẽ với nhau để hình thành chuỗi giá trị gia tăng xuất khẩu lớn.
- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung, trong từng lĩnh vực, ngành hàng nói riêng chưa bám sát tín hiệu của thị trường thế giới, do đó, nhiều sản phẩm làm ra khó tiêu thụ hoặc tiêu thụ với giá thấp hơn các nước trong khu vực như gạo, cà phê, chèvà cao su…việc đầu tư để nâng cao khả năng cạnh tranh cho các mặt hàng xuất khẩu còn hạn chế...
4.2.2. Nguyên nhân