Các biện pháp tạo nguồn hàng và cải biến cơ cấu xuất khẩu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 43 - 45)

II. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

1.3.1.Các biện pháp tạo nguồn hàng và cải biến cơ cấu xuất khẩu

2. Nông lâm, thủy sản chính

1.3.1.Các biện pháp tạo nguồn hàng và cải biến cơ cấu xuất khẩu

a) Xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực

Vấn đề xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực đã được nhà nước đề ra từ cuối những năm 1960.

Chiến lược xuất nhập khẩu của Bộ thương mại Việt Nam cho giai đoạn 2001-2010 đưa ra mức tăng trưởng xuất khẩu hàng hóa ít nhất 14% hàng năm và đạt 50 tỷ USD vào năm 2010; đưa ra dự báo 200 tỷ USD vào năm 2020. Để đạt được mục tiêu trên, cần nâng tỷ trọng giá trị nhóm hàng chế biến sâu từ 30% hiện nay lên 70%. Nghĩa là trong hơn 2 thập kỉ tới, mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta phải là những sản phẩm chế biến sâu, có hàm lượng kĩ thuật cao.

Khái niêm “mặt hàng xuất khẩu” ở đây bao gồm các loại sản phẩm (và dịch vụ) thu ngoại tệ, được chia thành 3 nhóm chính: hàng chế biến sâu (nhóm A), dịch vụ thu ngoại tệ (nhóm B) và những sản phẩm chế biến sâu, có hàm lượng kĩ thuật cao (nhóm C).

Nhóm A là những sản phẩm dệt-may mặc, giày dép, nông sản chế biến tinh, đồ chơi trẻ em, sản phẩm điện tử, sản phẩm cơ khí, hoá chất và các sản phẩm hoá chất, khí hoá lỏng, xăng dầu và các sản phẩm hoá dầu, sắt thép và sản phẩm hợp kim đặc biệt, vật liệu xây dựng, sành sứ và thuỷ tinh, thực phẩm và dược phẩm...Phần lớn nhóm hàng này hình thành và phát triển sau năm 2000. Còn nhóm B gồm dịch vụ phần mềm máy tính, du lịch và các loại dịch vụ khác như kho vận, bảo hiểm, tài chính ngân hàng... Nhóm C gồm có dầu mỏ than đá, thiếc, cà phê, cao su, chè, gạo, hạt điều, hạt tiêu, rau quả tươi và sơ chế, tơ tằm, thuỷ sản, lâm sản...hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay là nằm trong nhóm hàng này.

Theo đó nằm trong nhóm ưu tiên cao có ngành rau quả. Rau quả Việt Nam hiện xuất khẩu chủ yếu ở dạng chế biến, chiếm 85 - 90 %, hầu hết là đóng hộp. Điều kiện tự nhiên của Việt Nam rất thuận lợi cho phát triển ngành này nhưng năng xuất vẫn còn thấp, thấp hơn so với mức trung bình của thế giới. Rau

quả Việt Nam chiếm 0,1 % thị phần thế giới, còn rất nhỏ bé, tuy nhiên nhu cầu toàn cầu về rau quả đang có mức tăng trưởng hàng năm là 4% và xu hướng này duy trì được trong vài năm tới. Tiếp theo là hải sản, một trong những ngành đang là mũi nhọn. Tuy nhiên năng suất còn thấp nếu so sánh với một số nước cạnh tranh khác ở châu Á.

Dệt may cũng là ngành được ưu tiên cao với sự phát triển nhanh của xuất khẩu ngành này hiện nay. Sau đó, phải kể đến ngành giày da, thủ công mĩ nghệ và các sản phẩm gỗ (vì đây là ngành truyền thống và có sản phẩm rất đa dạng). Gạo cũng là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam.

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam 2010

Đơn vị tính: triệu USD

Nông sản...8.600 Dệt may...7.500 Giày dép...7.500 Sản phẩm kĩ thuật cao...7.000 Nguyên vật liệu...1.750 Thủ công mĩ nghệ...1.500 Điện tử...1.000 Thực phẩm chế biến... 700 Nhựa ... 600 Mỹ phẩm... 600 Nguồn: Bộ Thương Mại

b) Gia công xuất khẩu

Các mặt hàng thực hiện theo phương pháp gia công xuất khẩu chính của Việt Nam hiện nay là dệt may, giày dép.

c) Các biện pháp khuyến khích đầu tư

Một trong các ưu đãi đầu tư mà Việt Nam dành cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là miễn thuế nhập khẩu đối với nguyên liệu, vật tư, linh kiên nhập khẩu để sản xuất trong thời hạn 5 năm đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nuớc ngoài, chế biến xuất khẩu 80% trở lên, hoặc chế biến nông sản, lâm sản, thuỷ sản từ nguồn nguyên liệu trong nuớc xuất khẩu 50% sản phẩm trở lên. Các dự án đầu tư này thuộc danh mục những lĩnh vực đặc biệt khuyến khích

đầu tư nước ngoài theo Nghị định số 24/2000/NĐ-CP. Ngoài ra, tuỳ theo tỷ lệ xuất khẩu hoặc địa bàn thực hiện dự án mà các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi (ở mức 10%,15% hay 20% so với mức thuế thông thường là 28%) và được miễn hoặc giảm thuế tối đa tới 9 năm. Các ưu đãi đầu tư được hưởng và thời hạn áp dụng ưu đãi đầu tư đó được quy định rõ trong giấy phép đầu tư. Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng được phép mua những mặt hàng không do doanh nghiệp sản xuất tại thị trường nội địa để chế biến xuất khẩu hoặc xuất khẩu (trừ những mặt hàng trong danh mục không được mua để xuất khẩu hoặc hàng xuất khẩu có điều kiện).

Các ưu đãi đầu tư dành cho doanh nghiệp trong nước sản xuất hàng xuất khẩu gồm cả miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, máy móc và phương tiện chuyên dùng nhập khẩu để tạo tài sản cố định của doanh nghiệp. Tài sản cố định sử dụng trong quá trình sản xuất, chế biến hoặc lắp ráp hàng xuất khẩu được phép khấu hao nhanh (nghĩa là được rút ngắn 50% thời gian khấu hao thông thường). Ngoài ra các doanh nghiệp phần mềm và dự án đầu tư vào một số lĩnh vực thuộc ngành cơ khí còn được miễn thuế xuất khẩu đối với sản phẩm phần mềm và sản phẩm cơ khí xuất khẩu.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 43 - 45)