Đánh giá chung chính sách khuyến khích xuất khẩu 1 Ưu điểm

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 46 - 51)

II. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

1.4.Đánh giá chung chính sách khuyến khích xuất khẩu 1 Ưu điểm

2. Nông lâm, thủy sản chính

1.4.Đánh giá chung chính sách khuyến khích xuất khẩu 1 Ưu điểm

1.4.1. Ưu điểm

Nhìn chung chính sách khuyến khích xuất khẩu đã có tác động tích cực đến hoạt động xuất khẩu. Điều này thể hiện ở các nội dung sau:

- Đưa ra được các phương hướng nhằm khai thác ưu thế, thuận lợi của từng vùng miền. Vì mỗi vùng của nước ta đều có những thuận lợi khó khăn nhất định. Nắm bắt được đặc điểm của từng vùng về thổ nhưỡng, khí hậu, lao động, tập quán thâm canh mới có thể đề ra những chính sách biện pháp tương thích khai thác ưu điểm từng nơi. Chính sách khuyến khích xuất khẩu đã cố gắng phát huy lợi thế này trên trên tất cả các vùng lãnh thổ tạo ra sự phát triển đồng đều. Điều đó đã thể hiện sự quan tâm ngày càng sâu sắc hơn của Đảng và Nhà nước trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá ở mỗi địa phương.

- Đi đôi với phát triển nông nghiệp, chính sách hình thành và phát triển vùng sản xuất cũng chú trọng phát triển công nghiệp phục vụ cho hoạt động sản xuất mặt hàng nông nghiệp. Nước ta là một nước có truyền thống sản xuất nông nghiệp, ngành nông nghiệp có ưu đỉêm đạt được như kinh nghiệm, khí hậu thuận lợi, điều kiện thổ nhưỡng; trong điều kiện mới nếu không áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, sự hỗ trợ của công nghiệp trong công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn thì các sản phẩm làm ra sẽ chỉ dừng lại ở tính tự

cung tự cấp. Ngoài ra, phát triển công nghiệp hỗ trợ cho ngành nông nghiệp sẽ làm gia tăng sản lượng, nâng cao chất lượng, giảm chi phí về vận chuyển, bảo quản… Như thế, hàng nông – lâm – thủy sản sẽ cạnh tranh tốt hơn ở thị trường trong nước cũng như trên thế giới.

- Về chính sách chuyển dịch cơ cấu ngành hàng là hợp lí và phù hợp với yêu cầu đổi mới. Trong chính sách công nghiệp, cho phép tận dụng được nguồn lao động dồi dào vào từng lĩnh vực, nghề tương ứng với khả năng và trình độ của người lao động. Trong nông nghiệp: đã chú trọng đầu tư về cơ sở hạ tầng như thuỷ lợi,đường giao thông nông thôn, bến bãi cho tàu thyền.. .

Đối với chính sách chuyển dịch cơ cấu mặt hàng theo xu hướng giảm dần tỉ trọng các mặt hàng thô, sơ chế. Các mặt hàng khoáng sản như dầu thô, than đá các loại quặng là phù hợp với nhu cầu sản xuất trong nước, vì đây là nguồn tài nguyên quý giá của quốc gia nếu tăng cường khai thác và xuất khẩu sẽ làm suy giảm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các ngành, lĩnh vực kinh tế khác.

- Chính sách chuyển dịch cơ cấu thị trường của Nhà nước đã bộc lộ quan điểm cởi mở, thông thoáng với tất cảc các quốc gia và các khu vực trên thế giới. Đó khồng những là yêu cầu mà còn là xu thế của quan hệ hợp đa phương. Điển hình là Nhà nước đã quan tâm đến các thị trường có sức tiêu thụ khổng lồ mà trước đây chúng ta ít hoặc dè dặt trong buôn bán như: Mĩ, EU, các nước châu Mĩ Latinh. Chính sách chuyển dịch cơ cấu thị trường đã chỉ ra đặc điểm cơ bản của từng thị trường, qu đó xác định những thuận lợi và khó khăn riêng của Việt Nam khi thực hiện xuất khẩu .

Việc mở rộng thế giới, hướng đến các thị trường mới cho tiêu thụ hàng hoá là một thay đổi tích cực; thực hiện theo quan điểm, chủ trương đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam. Điều này có tác dụng mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tìm kiếm thị trường và kí kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

1.4.2. Hạn chế và nguyên nhân

a).Bên cạnh những mặt đạt được, chính sách khuyến khích xuất khẩucũng bộc lộ một số thiếu sót sau: cũng bộc lộ một số thiếu sót sau:

- Đối với chính sách hình thành và phát triển các vùng sản xuất hàng xuất khẩu: chính sách đề ra mới chỉ thể hiện được tính "phát triển" còn tính hình thành đặc biệt là hình thành vùng sản xuất mới chưa thể hiện được vai trò của mình, nếu chưa nói là chưa được đề cập đến. Việc phát triển các vùng sản xuất chủ yếu dựa trên những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, lịch sử hình thành...đã phát huy hiệu quả được từ trước.

Nhà nước muốn tạo lập các vùng sản xuất hàng xuất khẩu mới cần xây dựng và tiến hành thí điểm việc nghiên cứu ứng dụng môi trường tự nhiên của từng vùng thích ứng với những sản phẩm mới. Đây có thể là những mặt hàng chưa được sản xuất, chế biến ở vùng đó hoặc trên địa bàn cả nước nhưng ới cùng điều kiện như vậy nó được khai thác tốt ở các quốc gia khác trên thế giới.

Đối với những mặt hàng xuất khẩu truyền thống, chính sách chưa được các biện pháp nhằm cải tiến phương thức sản xuất. Vì vậy hạn chế lớn nhất ở chính sách này là chưa tạo ra được tính chủ động trong việc xây dựng các mặt hàng xuất khẩu mới, vẫn duy trì phương thức "có gì xuất nấy".

- Đối với chính sách xây dựng các mặt hàng xuất khẩu chủ lực: còn mang tính phát triển đồng đều, chưa có sự ưu tiên trọng tâm trọng điểm. Trong khi các mặt hàng này ngày càng phải cạnh tranh nhiều hơn với các mặt hàng khác trên thế giới. Do đó, cầncó biện pháp quy hoặch các vùng sản xuất xuất khẩu riêng biệt.

- Đối với chính sách liên quan đến các biện pháp đầu tư.

Một hiện tượng phổ biến hiện nay là khuyến khích đầu tư đề ra một cách dàn đều. Theo như Nghị định số 149/2005/NĐ- CP ngày 08/12/2005 của Chính phủ về Danh mục các lĩnh vực đặc biệt khuyến khích đầu tư và khuyến khích đầu tư thì có đến 16 lĩnh vực thuộc diện đặc biệt khuyến khích và 51 lĩnh vực thuộc diện khuyến khích. Như vậy có thể nói hầu như mọi ngành nghề sản xuất hiện có đều đưa vào danh mục này, chỉ trừ một số ngành mà việc khuyến khích là thật sự bất hợp lí như sản xuất rượu, sản xuất vàng mã…Lĩnh vực xuất khẩu cũng thuộc diện khuyến khích đầu tư nhưng không nêu định hướng ngành hàng chủ lực, cũng không phân biệt đầu tư vào chế biến nông hay sâu.

Sự khuyến khích dàn đều sẽ đưa đến 4 điều bất lợi. Thứ nhất, không nêu bật được định hướng xuất khẩu trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Thứ hai, thiếu tính thực tiễn vì ngân sách không đủ mạnh để đáp ứng nhu cầu ưu đãi trên diện rộng. Thứ ba, không tạo được định hướng vĩ mô đúng đắn cho sự chuyển dịch của các yếu tố đầu vào (đồng vốn, đất đai, sức lao động vẫn tiếp tục dồn vào những lĩnh vực không có hiệu quả hoặc kém hiệu quả, dẫn đến lãng phí). Thứ tư, nếu tăng được xuất khẩu cũng chỉ trên phương diện lượng, không mang lại được sự thay đổi về chất.

- Chính sách hỗ trợ của nhà nước về hoạt động xúc tiến xuất khẩu chưa thật sự hiệu quả, chưa đảm bảo cung cấp thông tin kịp thời cho các doanh nghiệp.

Trong những năm qua, công tác xúc tiến xuất khẩu đã được quan tâm nhiều hơn, nhưng nhìn chung vẫn dàn trải. Các hình thức xúc tiến vẫn còn đơn điệu, chủ yếu là tham gia hội chợ, triển lãm và khảo sát thị trường. Từ năm 2003 đã xây dựng cơ chế xúc tiến thương mại theo các chương trình trọng điểm quốc gia, nhưng việc đề xuất và triển khai các chương trình này vẫn còn lúng túng, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan trung ương và các địa phương.

Hiện nay, rất nhiều mặt hàng của Việt Nam đang có nguy cơ mất thị trường vì không đáp ứng được đòi hỏi của các nhà nhập khẩu. Một phần nguyên nhân là do chất lượng hàng hoá của chúng ta còn chưa cao; mặt khác do công tác xúc tiến xuất khẩu còn châm chạp.

Theo thống kê của Bộ Thương mại, năm 2004 nguồn ngân sách hỗ trợ cho hội chợ ở nước ngoài và khảo sát thị trường chiếm 60% tổng ngân sách của chương trình xúc tiến thương mại trọng điểm. Bản thân các doanh nghiệp khi tham gia cũng phải chi rất nhiều tiền nhưng kết quả thu được lại không tương xứng. Ở đây, có thể xét đến một khía cạnh là do trình độ ngoại ngữ chuyên ngành còn yếu nên khó khăn trong việc đàm phán công việc. Ngoài ra, sự thiếu hiểu biết về khoa học địa phương cũng tác động không nhỏ đến hiệu quả công tác xúc tiến thương mại. Hiện nay, các doanh nghiệp trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài rất khó tìm thấy những thông tin dự báo hoặc số liệu

chính xác trong các ngành, lĩnh vực sản xuất, cũng như các ngành nghề kinh doanh. Một ví dụ điển hình là trong lĩnh vực dự báo đối với mặt hàng cà phê. Trong 4 năm liền (2000-2003), hầu hết các thông tin dự báo từ các cơ quan quản lí cho đến các doanh nghiệp chế biến đều khẳng định cà phê Việt Nam tụt giảm. Chính điều này đã gây ảnh hưởng đến giá giao dịch trên thị trường thế giới, nhưng thực tế năm nào tổng kết mùavụ cũng cao hơn rất nhiều so với dự báo. Điều này sẽ gây ảnh hưởng đến kế hoặch sản xuất của ngành hàng này. Mới đây, lượng hàng tồn đọng của ngành hàng thuỷ sản cũng đã minh chứng cho điều này. Nguyên nhân một phần các nhà nhập khẩu Mĩ hạn chế nhập khẩu tôm do ảnh hưởng của vụ kiện phá giá, còn một nguyên nhân khác khá quan trọng là các cơ quan quản lí của Việt Nam mất khả năng kiểm soát diện tích nuôi trồng thuỷ sản

b)Nguyên nhân của hạn chế

- Xuất phát từ địa hình quốc gia cho thấy: sự trải dài trên một diện tích nhỏ đan xen giữa đồi núi, đồng bằng và vùng ven biển. Đặc điểm này gây bất lợi cho việc quy hoạch vùng đặc biệt là quy hoạch vùng sản xuất xuất khẩu. Ngoài đồng bằng sông Hồng và đông bằng sông Cửu Long có diện tích thâm canh lớn thì các nơi còn lại rất nhỏ hẹp để quy họach vùng sản xuất. Tâm lí của người dân vẫn chỉ theo phương châm tự canh tác, tự chế biến chưa có liên kết liên doanh với nhau để tạo ra các vùng sản xuất lớn.

- Trình độ, chuyên môn nghiệp vụ của một bộ phận cán bộ hoạch định chính sách còn yếu, chưa có khả năng về dự báo các xu hướng chuyển đổi sản xuất.

- Kinh tế nước ta chưa đủ khả năng chi phí cho việc thành lập các tổ chức chuyên nghiên cứu về từng mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Phần lớn dựa trên sự hợp tác đề xuất từ phía các doanh nghiệp có hàng xuất khẩu chủ lực; và sự giúp đỡ của các chuyên gia kinh tế nước ngoài. Vì vậy, các biện pháp cụ thể cho từng ngành hàng được xây dựng còn chưa mang tính đồng bộ, nhất quán.

- Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, đi lên từ một nền nông nghiệp lạc hậu, chịu hậu quả của chiến tranh để lại do đó chưa có nhiều kinh nghiệm

trong việc thực hiện công tác xúc tiến xuất khẩu. Trong khi kinh tế nước ta phụ thuộc khá nhiều vào đầu tư nước ngoài, nên ở giai đoạn này hoạt động xúc tiến xuất khẩu phần lớn thông qua hình thức trao đổi với các nước nhập khẩu nhiều vào Việt Nam. Vì vậy, hoạt động này chưa tạo ra được ưu thế chủ động. Khi kinh tế càng phát triển sẽ cho phép nhiều hơn Chính phủ đầu tư vào công tác xúc tiến xuất khẩu.

2. Về chính sách quản lí xuất khẩu 2.1. Chính sách thuế quan

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 46 - 51)