Các giải pháp tiếp tục đổi mới chính sách tín dụng xuất khẩu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 87 - 89)

III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC ĐỔI MỚI CHÍNH

5. Các giải pháp tiếp tục đổi mới chính sách tín dụng xuất khẩu

- Thống nhất hai quỹ Hỗ trợ xuất khẩu và Quỹ hỗ trợ phát triển thành một quỹ nhằm nâng cao chức năng hỗ trợ xuất khẩu.

- Do những ưu đãi ở quỹ này không phù hợp với thông lệ quốc tế nên cần sớm chuyển đổi phươnghướng hỗ trợ cho doang nghiệp sang hình thức trợ cấp hợp lệ. Trong vòng 5- 10 năm tới tín dụng hỗ trợ xuất khẩu phải thực sự tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy xuất khẩu phát triển, hỗ trợ co các doanh nghiệp Việt Nam đối với các ngành ưu thế (như nông sản, thuỷ sản, hạt tiêu, hạt điều, gạo, hàng thủ công mĩ nghệ, hàng mây tre lá...). Tập trung vào chuyển dịch co cấu thị trường nhằm tạo thế mạnh nhất định khẳng định được chố đứng của hàng Việt Nam như thị trường Đông Âu truyền thống, thị trường EU, Mỹ, Nhật Bản...

- Chuyển dịch phương hướng trợ cấp sang hình thức trợ cấp hợp lệ:

+ Hỗ trợ cho những hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) do doanh nghiệp tiến hành.

+ Trợ cấp nhằm điều chỉnh phương tiện sản xuất thích nghi với những đòi hỏi về môi trường (miễn là trợ cấp một lần, không lặp lại và giới hạn ở mức 20%) như nâng cấp cơ sở hạ tầng, hỗ trợ xây dựng hệ thống xử lí chất thải công nghiệp có hại cho môi trường, hỗ trợ xử lí các chất xúc tác, chất không tốt cho sức khoẻ con người trong các sản phẩm xuất khẩu.

+ Tập trung hỗ trợ cho các ngành sản xuất nằm trong vùng khó khăn, dựa trên tiêu chí phân loại các vùng khó khăn đặc biệt khuyến khích đầu tư của Luật đầu tư.

- Đẩy mạnh thành lập các hiệp hội làng nghề truyền thống. Vì phần lớn các vùng khó khăn thường không có điều kiện phát triển công nghiệp, chủ yếu là các nghề truyền thống như: thêu thùa, dệt vải, đan lát, hàng mây tre chiếu cói, hàng thủ công mĩ nghệ, nghề chế biến đặc sản của từng vùng miền...

- Song song với việc đẩy mạnh thành lập hiệp hội làng nghề, không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động của các hiệp hội doanh nghiệp như hiệp hội chè, cà phê, thuỷ hải sản, gạo... làm cơ sở hỗ trợ cho các doang nghiệp và ngành hàng thay thế dần sự hỗ trợ của Nhà nước, thích ứng với điều kiện hội nhập. Tách dần các doanh nghiệp, các ngành đang phụ thuộc nhiều vào trợ cấp, hỗ trợ từ phía Nhà nước, tránh tình trạng ỉ lại không bắt lịp với thời cuộc khi xoá bỏ trợ cấp . - Đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư khi thay đổi chính sách. Theo quy định tại Điều 20- Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22/9/2006 thì có bốn cách Nhà nước đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư:

(1) Tiếp tục hưởng các quyền ưu đãi;

(2) Được khấu trừ phần thiệt hại vào thu nhập chịu thuế; (3) Được điều chỉnh mục tiêu của dự án;

(4) Được xem xét bồi thường trong một số trường hợp cần thiết.

Các cách trên đều chưa thật thoả đáng, vì như vậy Việt Nam sễ tiếp tục vi phạm quy đinh trợ cấp của WTO. Giải pháp cho tình trạng trên như sau:

+ Đối với những nhà đầu tư đã đi vào hoạt động còn được hưởng ưu đãi, tiếp tục thực hiện ưu đãi và tăng mức ưu đãi gấp đôi để vừa rút ngán thời gian

ưu đãi trong khuôn khổ WTO cho phép cắt bỏ, vừa đảm bảo quyền lợi cho nhà đầu tư.

+ Đối với những nhầ đầu tư mới, đang trong dự án xây dựng: khống chế thời gian được nhận quyền ưu đãi trong khuôn khổ cho phép. Số thời gian còn lại được hỗ trợ bằng hình thức khác phù hợp hơn.

+ Sửa đổi quy định trên theo hướng chuyển đổi cách thức ưu đãi bằng hình thức trợ cấp cho doang nghiệp về hoạt động nghiên cứu phát triển, nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 87 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w