Tồn tại và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 66 - 71)

II. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

c) Giấy phép xuất khẩu

2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân

a) Về chính sách thuế

- Chính sách thuế quan:. Có tất cả 8 mức thuế suất được quy định trong biểu thuế xuất khẩu hiện hành (theo Quyết định số 45/2002/QĐ-BTC ngày 10/4/2002 của Bộ tài chính) là các mức: 1%, 2%, 5%, 10%, 15%, 35%, 40%, 45%. Trong đó việc quy định đánh thuế suất giữa 1% và 2% là chưa hợp lí. Vì cách chia mức thuế như vạy khá nhỏ lẻ và không có sự chênh lệch nhiều, cũng không có tác dụng hiệu quả trong việcbảo vệ nguồn tài nguyên trong nước.

- Cơ chế hoàn thuế diễn ra còn phức tạp, chậm trễ gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu.

Theo quy định quy trình hoàn thuế tại các cơ quan thuế bao gồm các công đoạn:

+ Các doanh nghiệp , nhà sản xuất nộp hồ sơ xin hoàn thuế tại bộ phận xử lí thông tin của cơ quan thuế; cán bộ thuế tiến hành đóng dấu ngày nhận. Khâu này không kiểm tra xem hồ sơ đã hợp lí và đầy đủ giấy tờ chưa.

+ Chuyển hồ sơ cho phòng quản lí doanh nghiệp xem xét, nếu có thiếu sót sẽ có yêu cầu doanh nghiệp bổ sung. Nếu xét thấy có dấu hiệu nghii ngờ các hoá đơn, chứng từ chuyển hồ sơ cho thanh tra cơ quan thuế kiểm tra.

+ Khi đã hoàn chỉnh hồ sơ, Phó cục trưởng cục thuế kí quyết định hoàn thuế và trả hồ sơ về phòng quản lí doanh nghiệp để gửi lại.

Theo quy định cơ quan thuế sẽ ra quýuết định hoàn thuế trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhậnn đủ hồ sơ và 60 ngày đối với các hồ sơ cần xác minh. Như vậy, khi quy trình hoàn thuế diễn ra rườm rà, không đứt đoạn như trên sẽ kéo dài thời gian hoàn thuế cho doanh nghiệp. Mặt khác, công việc này tiến hành bằng phương pháp thủ công là chính dẫn đến thời gian xem xét, kiểm tra hồ sơ kéo dài ảnh hưởng đến thời hạn hoàn thuế.

Nguyên nhân của tồn tại trên là do: Trong ngành thuế việc ứng dụng công nghệ tin học trong quản lí để xác minh hoá đơn còn trong phạm vi hẹp do đó ảnh hưởng đến hiệu quả công việc.

Thứ hai, công tác thuế đòi hỏi cần tiến hành một cách thận trọng tránh trường hợp lợi dụng ưu đãi của chính sách hoàn thuế để chiếm đoạt thuế. Cán bộ thuế vừa phải đảm bảo nhiệm vụ thu nộp ngân sách nhà nước (của trên 40.000 doanh nghiệp đang hoạt động), vừa phải xem xét giải quyết hoàn thuế nên khó tránh khỏi một số trường hợp giải quyết chậm trễ .

Thứ ba, xuất phát từ phía doanh nghiệp khi tiến hành lập hồ sơ xin hoàn thuế còn chưa đúng và đầy đủ giấy tờ, phải giải trình bổ sung nhiều lần.

- Cơ chế hoàn thuế hiện nay chỉ hoàn thuế nhập khẩu đầu vào cho những nhà xuất khẩu, còn các nhà sản xuất trung gian (xuất khẩu gián tiếp) trong nước cung cấp đầu vào cho các nhà sản xuất xuất khẩu trực tiếp thì lại không được hoàn thuế. Điều này không khuyến khích sản xuất chế biến đầu vào trung gian cho các ngành xuất khẩu.

b) Về chính sách hỗ trợ xuất khẩu

Qua phân tích phần thực trạng chính sách này cho thấy, chức năng nhiệm vụ của Quỹ hỗ trợ xuất khẩu và Quỹ hỗ trợ phát triển khá tương đồng. Vì vậy, sự tồn tại và hoạt động của hai quỹ này cùng nhằm mục đích hỗ trợ cho xuất

khẩu có thể dẫn đến chồng chéo về quy định, nếu hoạt động của một trong hai quỹ này không khoa học sẽ dẫn đến lãng phí về nguồn vốn. Yêu cầu đặt ra là nên thống nhất hai quỹ này để nâng cao vai trò hỗ trợ cho xuất khẩu.

Ngoài ra, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, nên nhưng quy định không hợp lệ về trợ cấp và hỗ trợ xuất khẩu sẽ phải loại bỏ. Cơ sở của yêu cầu này là Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (Agreement on Subsidies and Coutenvalling Measures- SCM). SCM là một trong rất nhiều hiệp định của WTO mà quy định chung của nó là ngăn cấm và ảnh hưởng xấu tới hoạt động thương mại nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Hiệp định này chia trợ cấp thành 3 loại:trợ cấp đèn đỏ, trợ cấp đèn vàng và trợ cấp đèn xanh. Tong đó loại trợ cấp đèn đỏ bị cấm tuyệt đối bao gồm các hoạt động sau:

+ Chương trình cung ứng tiền liên quan đến thưởng xuất khẩu hoặc cung ứng đầu vào với những điều kiện ưu đãi;

+ Miễn thuế trực thu hoặc giảm thuế gián thu đôíi với sản phẩm xuất khẩu vượt quá mức đánh thuế đánh vào sản phẩm tương tự bán trong nước;

+ Tín dụng xuất khẩu thấp hơn mức đi vay của Chính phủ.

Theo nghị định 164/NĐ- CP của Chính phủ ngày 22/12/2003 quy định chi tiét thuế thu nhập doanh nghiệp có các điều kiện miễn, giảm thuế: phải sử dụng hàng hoá trong nước thay vì nhập khẩu. Trợ cấp cũng dành cho doanh nghiệp có thành tích xuất khẩu. Cụ thể, doanh nghiệp có kim ngạch xuất khẩu đạt trên 50% tổng giá trị hàng hoá sản xuất hoặc kinh doanh trong năm tài chính sẽ được hưởng 20% trong 10 năm kể từ ngày bắt đầu hạt động kinh doanh, miễn thuế trong hai năm và giảm thuế 50% trong 3 năm tiếp theo kể từ năm đầu tiên kinh doanh có lãi.

Doanh nghiệp gia công hàng xuất khẩu được hưởng thuế suất 10% trong 15 năm bắt đầu kể từ lúc đi vào hoạt động kinh doanh, được miễn thuế trong 4 năm và giảm 50% trong 7 năm tiếp theo.

Cùng với các ưu đãi mà Quỹ Hỗ trợ xuất khẩu dành cho doanh nghiệp thì các quy định này thuộc trường hợp trợ cấp đèn đỏ không được phép duy trì. Tuy

nhiên, theo điều 20 Nghị định 108/2006/NĐ- CP ngày 22/9/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật đầu tư thì khi Nhà nước thay đổi chính sách và pháp luật, quyền lợi về các ưu đãi đầu tư phải được đảm bảo. Việc chấm dứt ưu đãi thuế trước thời hạn bắt buộc nhà nước phải có biện pháp để bảo đảm quyền lợi. Có thể nhà nước sẽ bồi thường thiệt hại cho nhà đầu tư bằng cách bồi thường thiệt hại hoặc hoặc khấu trừ vào phần chịu thuế. Nhưng đây lại được xem là một trợ cấp bị cấm. Đây là một khó khăn mà chính phủ phải có giải pháp phù hợp vừa đảm bảo quyền lợi cho các nhà đầu tư vừa thực thi đúng quy định của WTO.

c) Hạn chế của thủ tục hải quan

- Thực tế cho thấy quy trỡnh thủ tục theo Quyết định 874/QĐ-TCHQ mà cơ quan Hải quan đang áp dụng cơ bản vẫn là một quy trỡnh thủ cụng, mặc dự cú ứng dụng cụng nghệ thụng tin ở một số công đoạn nhưng cũn thiếu đồng bộ và chưa đáp ứng được yờu cầu. Cỏc khõu nghiệp vụ cơ bản vẫn đang bị quỏ tải nghiờm trọng trong xu thế lưu lượng hàng húa xuất nhập khẩu ngày càng tăng đến 5 - 6 lần trong 6 năm qua. Việc thực hiện 5 bước trong Quy trỡnh 874 tại cỏc cửa khẩu cơ bản là thống nhất giữa cỏc cửa khẩu. Tuy nhiờn, vẫn cũn một số bất cập đáng kể là cưỡng chế cũn sai sút nhiều, cú sự chồng chộo giữa bước 1 (kiểm tra sơ bộ bộ hồ sơ) và bước 2 (kiểm tra chi tiết và tớnh thuế), tỷ lệ hàng thực kiểm cũn lớn .

- Bộ hồ sơ hải quan hiện nay cũn nặng nề, nhiều nội dung trựng lặp gây khó khăn cho cả doanh nghiệp và những cỏn bộ hải quan trong thực hiện thủ tục và lưu trữ hồ sơ. Bộ hồ sơ theo quy định hiện hành của Hải quan Việt Nam nhiều hơn 4 giay tờ so với Công ước Kyoto, gồm: chứng thư giám định, bản kờ chi tiết hàng húa, hợp đồng mua bỏn hàng húa, tờ khai trị giỏ. Theo ý kiến từ phớa doanh nghiệp và từ chớnh cỏn bộ hải quan đề xuất cú một số giấy tờ cú thể bỏ bớt như giấy giới thiệu, tờ khai trị giỏ, bộ hồ sơ copy, hợp đồng thương mại.

- Cú nhiều văn bản thiếu đồng bộ, mõu thuẫn và chồng chộo do cỏc Bộ, ngành và Tổng cục Hải quan ban hành là một trong những khó khăn khách quan lớn nhất đối với việc thực thi quy trỡnh thủ tục tại cửa khẩu. Theo thống kờ, tỷ

lệ các văn bản do Tổng cục Hải quan ban hành chỉ chiếm khoảng 20% tổng số các văn bản pháp quy mà cơ quan Hải quan tại cửa khẩu phải thực hiện. Các văn bản quản lý do cỏc Bộ, ngành ban hành là quỏ nhiều, chiếm tới 80% trong tổng số các văn bản quy định về thủ tục hải quan. Do cú nhiều văn bản ban hành, quy định liên quan đến thủ tục hải quan của nhiều cơ quan ban hành khác nhau sẽ tạo ra những cỏch hiểu khỏc nhau gây khó khăn cho trực tiếp cho doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất khẩu hàng hoá.

- Còn tồn tại nhiều tiêu cực, hạn chế trong việc tiếp xúc giữa cán bộ hải quan với doanh nghiệp. Vì có tình trạng cán bộ hải quan lợi dụng quyền hạn “ kiểm tra thực tế” hàng xuất khẩu của mình dẫn tới số vụ kiểm tra tăng lên, kéo dài thời gian và phiền hà, gây khó dễ cho doanh nghiệp. Tệ nạn tham ô, nhận hối lộ của các cán bộ hải quan có điều kiện gia tăng.

Chương 3

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w