Khu vực châu Âu

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39 - 41)

II. THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH XUẤT KHẨU CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY

2. Nông lâm, thủy sản chính

1.2.2. Khu vực châu Âu

Thị trường châu Âu là thị trường tiêu thụ trực tiếp, mặc dù dân số chỉ hơn 500 triệu người nhưng chiếm 40% kim ngạch buôn bán thế giới (trong đó EU chiếm 35%) và đang có xu hướng tăng lên; giá thường cao hơn so với thị trường khác. Tuy nhiên, tiêu chuẩn chất lượng hàng hóa mà thị trường EU đòi hỏi rất cao; bởi vậy, xuất khẩu vào thị trường này phải hết sức chú trọng chất lượng hàng hóa. Chiến lược thâm nhập và mở rộng thị trường châu Âu trên cơ sở phân chia châu Âu thành 2 khu vực cơ bản: Tây Âu (chủ yếu là EU ) và Đông Âu.

Phấn đấu xuất khẩu vào thị trường châu Âu tăng trưởng bình quân 18,9%, đến năm 2010 đạt khoảng 15,9 tỷ USD và tỷ trọng giữ ở mức khoảng 22%.

Thị trường EU:

Thị trường EU có những đặc điểm cần chú ý đến trong hoạch định và ban hành chính sách khuyến khích xuất khẩu. Các đặc điểm đó là:

- Thứ nhất, EU là thị trường rộng lớn, có sức mua rất lớn, và đây là thị trường tự do lưu thông hàng hóa nhất thế giới.

- Thứ hai, người dân châu Âu ưa chuộng hàng hóa có nhãn hiệu nổi tiếng. Do vậy, giá cả khôn phải là giải pháp cạnh tranh tối ưu.

- Thứ ba, thị trường EU là thị trường khó tính, coi trọng mẫu mã và thời trang. Người tiêu dùng luôn tỏ ra thận trọng và bảo thủ.

- Thứ tư, thị trường EU luôn bảo vệ người tiêu dùng, họ xây dựng các tiêu chuẩn quốc gia và khu vực để buộc các nước xuất khẩu phải thực hiện.

- Thứ năm, hàng hóa đưa vào thị trường EU theo hai kênh: tâp đoàn và phi tập đoàn.

Thị trường EU đưa ra những khắt khe với hàng nhập khẩu. Mặc dù thuế quan thấp nhưng là thị trường bảo hộ chặt chẽ bởi rào cản kĩ thuật rất nghiêm ngặt như tiêu chuẩn chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tiêu chuẩn an toàn cho người sử dụng, tiêu chuẩn môi trường, tiêu chuẩn về lao động và xã hội (không sử dụng lao động cưỡng bức, lao động trẻ em…). Hiện tại, EU vẫn đang áp dụng giấy phép nhập khẩu và hạn ngạch đối với nhiều loại hàng hóa trong đó có giày dép, dệt may và nông sản.

EU đã bãi bỏ chế độ hạn ngạch đối với hàng dệt may của Việt Nam. Đặc biệt, từ tháng 10/1999 đến nay EU đã công nhận hơn 40 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam vào danh sách, tức là đạt tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh của EU, được xuất vào thị trường EU không bị kiểm tra thường xuyên.

Ngoài ra, cộng đồng người Việt ở khu vực này khá lớn, với con số trên dưới 1 triệu người, trong đó đội ngũ trí thức và cán bộ kĩ thuật- công nhân lành nghề chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Đây là nguồn lực luôn luôn mong muốn đóng góp xây dựng quê hương.

Về khó khăn, EU có tới 25 nước thành viên, vì thế có những điểm khác biệt về văn hóa giữa các nước và những hệ thống pháp lý khác nhau.

Xu hướng tự do hóa thương mại yêu cầu Việt Nam phải cạnh tranh quyết liệt với các quốc gia khác đặc biệt là Trung Quốc trên thị trường này. (Đặc biệt là hàng nông sản, hàng dệt may, giày dép).

Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực vào thị trường này là: đồ gỗ gia dụng, đồ gốm sứ mĩ nghệ, hàng dệt may, giày dép, thuỷ sản…

Đông Âu và các nước SNG: Trọng tâm về hàng hoá xuất khẩu sẽ là cao su, chè, thực phẩmchế biến, rau quả, hoá phẩm tiêu dùng, dệt may, dày dép và thủ công mỹ nghệ.

Một phần của tài liệu Một số giải pháp nhằm đổi mới chính sách xuất khẩu trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w