Các chỉ tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu 259 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG NGUỒN lực tài CHÍNH (Trang 28 - 31)

 Nhóm hệ số khả năng thanh toán

 Hệ số khả năng thanh toán tạm thời ( thanh toán ngắn hạn )

ROA =

Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản bình quân

ROE =

Lợi nhuận sau thuế

Vốn CSH bình quân

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn =

Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mức độ bảo đảm khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỷ số này cho biết cứ mỗi một đồng nợ ngắn hạn mà doanh nghiệp đang giữ, thì doanh nghiệp có bao nhiêu đồng tài sản lưu động có thể sử dụng để thanh toán. Nếu hệ số này nhỏ hơn 1 có nghĩa doanh nghiệp không đủ tài sản có thể sử dụng ngay để thanh toán nợ ngắn hạn sắp đáo hạn.

 Hệ số khả năng thanh toán nhanh

Hệ số này bổ sung cho hệ số khả năng thanh toán hiện thời khi phân tích khả năng thanh toán. Hệ số này tập trung vào các tài sản có tính chuyển hóa thành tiền cao hơn. Do đó khả năng thanh toán nhanh là một thước đo chặt chẽ hơn so với khả năng thanh toán tạm thời.

Hệ số khả năng thanh toán nhanh phản ánh khả năng thanh toán ngay của các khoản nợ ngắn hạn trong kỳ mà không phải dựa vào việc bán vật tư, hàng hóa. Nếu chỉ tiêu này xấp xỉ bằng 1 thì doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn và tình hình tài chính là bình thường hoặc khả quan.

 Hệ số khả năng thanh toán tức thời

Hệ số khả năng thanh toán tức thời thể hiện khả năng thanh toán ngay bằng tiền mặt của doanh nghiệp khi chủ nợ yêu cầu. Thực tế, hệ số này lớn hơn 0.5 thì tình hình thanh toán tương đối khả quan. Nếu hệ số nhỏ hơn 0.5 thì doanh nghiệp gặp khó khăn trong thanh toán công nợ. Nếu hệ số này quá cao lại phản ánh thực trạng vốn bằng tiền quá nhiều, vòng quay tiền chậm lại làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.

Phạm Hải Thương 18 CQ55/61.02

Hệ số khả năng thanh toán nhanh =

Tài sản ngắn hạn- HTK

Nợ ngắn hạn

Hệ số khả năng thanh toán tức thời =

Tiền và các khoản tương đương tiền

 Nhóm hệ số hiệu quả sử dụng vốn cố định  Hiệu suất sử dụng vốn cố định (HSV)

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định có thể tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần bán hàng trong kỳ.

 Hiệu suất sử dụng tài sản cố định (HTSCĐ)

Chỉ tiêu này được sử dụng kết hợp với chỉ tiêu hiệu suất sử dụng vốn cố định giúp đánh giá đúng mức kết quả quản lý và sử dụng VCĐ của từng thời kỳ.

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng TSCĐ trong kỳ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.

 Hiệu quả sử dụng vốn cố định (HQV)

Chỉ tiêu này cho biết một đồng VCĐ bình quân tham gia vào sản xuất kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế.

HSV =

Doanh thu thuần Vốn cố định bình quân

HTSCĐ =

Doanh thu thuần

Nguyên giá TSCĐ bình quân quân

HQV =

Lợi nhuận trước thuế

 Nhóm hiệu quả sử dụng vốn lưu động

 Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động hay còn là vòng quay vốn lưu động (L)

Chỉ tiêu này còn được gọi là hệ số luân chuyển vốn lưu động, nó cho biết vốn lưu động được quay mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay tăng thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động tăng và ngược lại.

 Kỳ luân chuyển bình quân (K)

Chỉ tiêu này thể hiện số ngày cần thiết cho vốn lưu động quay được một vòng, thời gian của một vòng luân chuyển càng nhỏ thì tốc độ luân chuyển của vốn lưu động càng lớn và làm ngắn chu kỳ kinh doanh, vốn quay vòng hiệu quả hơn.

Đây là chỉ tiêu về mặt lượng của vốn lưu động còn về mặt chất nó phản ánh trình độ sản xuất kinh doanh ,công tác quản lý tài chính của công ty. Tốc độ luân chuyển vốn tăng cũng giúp tiết kiệm được vốn, phần vốn dư thừa có thể sử dụng vào mục đích khác, từ đó mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh với số vốn kinh doanh thường tăng hoặc tăng ít thấy.

Một phần của tài liệu 259 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG NGUỒN lực tài CHÍNH (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w