Đặc điểm tình hình tài sản và nguồn vốn của chi nhánh

Một phần của tài liệu 259 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG NGUỒN lực tài CHÍNH (Trang 45 - 53)

Một cơ cấu hợp lý có thể ảnh hưởng lớn hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Do đó nếu biết kết hợp hài hòa không những giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí mà còn là đòn bẩy kinh tế giúp gia tăng tỷ suất lợi nhuận cho doanh nghiệp.

STT Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Chênh lệch 2019 so với 2018 Chênh lệch 2020 so với 2019 Giá trị Tỷ trọng( %) Giá trị Tỷ trọng( %) Giá trị Tỷ trọng( %) Chênh lệch Tỷ lệ(%) Chênh lệch Tỷ lệ(%) A Tài sản 80.459.335.433 100 71.301.812.316 100 60.521.233.989 100 -9.157.523.117 -11,38 -10.780.578.327 -15,12 1 TSNH 14.069.154.715 17,49 12.758.295.626 17,89 9.385.508.372 15,51 -1.310.859.089 -9,32 -3.372.787.254 -26,44 2 TSDH 66.390.180.718 82,51 58.543.516.690 82,11 51.135.725.617 84,49 -7.846.664.028 -11,82 -7.407.791.073 -12,65 B Nguồn vốn 80.459.335.433 100 71.301.812.316 100 60.521.233.989 100 -9.157.523.117 -11,38 -10.780.578.327 -15,12 1 NPT 80.459.335.433 100 71.301.812.316 100 60.521.233.989 100 -9.157.523.117 -11,38 -10.780.578.327 -15,12 Nợ ngắn hạn 16.158.953.714 20,08 12.398.296.055 17,39 64.500.259.558 106,57 -3.760.657.659 -23,27 52.101.963.503 420,23 Nợ dài hạn 64.300.381.719 79,92 58.903.516.261 82,61 -3.979.025.569 -6,57 -5.396.865.458 -8,39 -62.882.541.830 -106,8 2 Vốn CSH - - - - - - - - - - ĐVT: VND

 Khái quát chung:

− Tổng tài sản hay nguồn vốn của chi nhánh có sự giảm dần qua các năm. Năm 2018 từ 80.459.335.433 đồng giảm xuống còn 71.301.812.316 năm 2019 giảm 9.157.523.117 đồng ứng với mức giảm 11.38%.

Năm 2019 tài sản là 71.301.812.316 giảm xuống còn 60.521.233.989 đồng năm 2020 giảm -10.780.578.327 đồng ứng với 15.12%.

− Bên cạnh đó thì tỷ lệ nợ ngắn hạn cũng tăng đột biến trong năm 2020 khi năm 2019 phải trả ngắn hạn là 12.398.296.055 đồng tăng lên 64.500.259.558 đồng năm 2020 tăng 52.101.963.503 đồng. Điều này cho thấy chi nhánh đã vay một khoản tiền lớn nhằm đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

 Xét về kết cấu tài sản

Hình 2. 1: Cơ cấu tài sản của PVCHEM - ITS

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC PVCHEM - ITS

Qua hình 2.1 cho thấy cơ cấu giữa tài sản ngắn hạn và dài hạn của chi nhánh chênh lệch không quá nhiều theo các năm. Tỷ trọng tài sản dài hạn lớn gần gấp ba tài sản ngắn hạn. Do đặc thù ngành nghề cần nhiều máy móc thiết

bị để hoạt động sản xuất kinh doanh nên cũng dễ hiểu khi tài sản dài hạn lại lớn hơn tài sản ngắn hạn nhiều lần. Cụ thể năm 2018 TSNH chiếm 17,49% và TSDH chiếm 82.51%. Năm 2019 TSNH chiếm 17,89% tăng nhẹ so với 2018 0,4% còn TSDH là 82,11%. Đến năm 2020 TSNH lại giảm xuống còn 15,51% còn TSDH tăng lên 84,49%. Mặc dù có sự tăng giảm tỷ lệ qua các năm giữa TSNH và TSDH nhưng tổng tài sản của chi nhánh lại có xu hướng giảm liên tục cả ngắn hạn và dài hạn. Do đó có thể thấy các năm qua chi nhánh không hề mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh mà chỉ thực hiện ổn định sản xuất thậm chỉ thu hẹp bớt một phần nhỏ. TSDH không tăng cũng cho thấy không hề mua thêm máy móc hay thiết bị mới khi giá trị các TSCĐ không có sự thay đổi qua các năm cùng với không có thu tiền từ các khoản phải thu dài hạn.

Việc chi nhánh giữ mức ổn định trong sản xuất kinh doanh cũng cho thấy thị phần chưa được mở rộng thêm cùng với sự ảnh hưởng của dịch bệnh cũng là nguyên nhân không nhỏ đến việc có quyết định mở rộng hay tiếp tục giữ nguyên sản xuất kinh doanh nhằm mang lại kết quả tốt nhất cho chi nhánh.

Xét về cơ cấu nguồn vốn

Bảng 2.3 cho biết tình hình nguồn vốn của chi nhánh đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Do chi nhánh phụ thuộc vào tổng công ty do đó không có vốn chủ sở hữu riêng biệt. Nợ phải trả của chi nhánh có xu hướng giảm dần qua các năm. Vào năm 2018 nợ phải trả là 80.459.335.433 đồng giảm còn 71.301.812.316 đồng, năm 2019 giảm 9.157.523.117 đồng tương ứng với tỷ lệ 11,38%. Năm 2019 nợ phải trả là 71.301.812.316 đồng giảm còn 60.521.233.989 đồng năm 2020 giảm 10.780.578.327 đồng tương ứng 15,12%. Nguyên nhân chủ yếu do nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn có xu hướng giảm năm 2018 và 2019. Đặc biệt trong năm 2020 khi nợ phải trả ngắn hạn tăng đột biến lên 60.521.233.989 đồng còn nợ phải trả dài hạn giảm xuống âm 3.979.025.569 đồng.

Bảng 2. 3: Cơ cấu nguồn vốn PVCHEM - ITS giai đoạn 2018-2020 ĐVT: VND Chỉ tiêu 2018 2019 2020 Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) Giá trị Tỷ trọng(%) A. Nợ phải trả 80.459.335.433 100 71.301.812.316 100 60.521.233.989 100 I. Nợ ngắn hạn 16.158.953.714 20,08 12.398.296.055 20,08 64.500.259.558 106,57 1. Phải trả người bán ngắn hạn 7.775.795.769 48,12 9.226.010.163 74,41 25.905.372.207 40,16

2. Người mua trả tiền trước ngắn hạn

660.000.000 4,08 0,00 302.106.332 0,47

3. Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

599.546.480 3,71 85.175.367 0,69 5.656.083.983 8,77

4. Phải trả người lao động

641.630 0,004 0,00 474.619.600 0,74

5. Chi phí phải trả ngắn hạn 6.771.784.842 41,91 2.927.299.736 23,61 31.966.390.410 49,56 6. Phải trả ngắn hạn khác 351.184.993 2,17 159.810.789 1,29 195.687.026 0,30 II. Nợ dài hạn 64.300.381.719 79,92 58.903.516.261 82,61 -3.979.025.569 -6,57 1. Phải trả nội bộ về vốn kinh doanh 59.170.191.818 92,02 56.090.175.756 95,22 -9.089.609.605 228,44

2. Doanh thu chưa thực hiện dài hạn 456.000.000 0,77 312.000.000 -7,84 3. Dự phòng phải trả dài hạn 5.130.189.901 8,67 2.357.340.505 4,00 4.798.584.036 -120,60 B. VCSH I. Vốn góp CSH II. Nguồn kinh phí và các quỹ khác

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC PVCHEM - ITS

Thêm vào đó hình 2.2 dưới đây thể hiện giá trị nợ phải trả dài hạn và ngắn hạn của chi nhánh trong giai đoạn 2018-2020

Hình 2. 2: Cơ cấu NPT của PVCHEM - ITS

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC PVCHEM - ITS

Qua hình có thể thấy nợ dài hạn chiếm phần lớn trong tổng nợ của chi nhánh qua giai đoạn. Tuy nhiên vào năm 2020 giá trị nợ ngắn hạn tăng lên một cách bất thường khi nợ ngắn hạn tăng 64.500.259.558 đồng trong khi năm 2019 giá trị nợ ngắn hạn chỉ là 12.398.296.055 đồng tương ứng với tỷ trọng 106,5%.

Nợ ngắn hạn bị tăng một cách đột ngột chủ yếu do sự gia tăng bất thường của các khoản chi phí phải trả ngắn hạn và phải trả ngắn hạn người bán cũng như thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước.

- Năm 2019 khi phải trả người bán ngắn hạn chỉ là 9.226.010.163 đồng thì tăng lên 25.905.372.207 đồng năm 2020 tăng 16.679.362.044 đồng. Cho thấy chi nhánh đã đẩy mạnh đầu tư trong năm khoản nợ ngắn hạn tăng đột biến đồng thời với lợi nhuận âm năm 2019 cũng có thể làm tăng khoản nợ ngắn hạn khi không có vốn để trả cho năm trước.

- Do khoản phải trả người bán ngắn hạn tăng cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí phải trả ngắn hạn khi 2019 chi phí trả ngắn hạn chỉ là 2.927.299.736 đồng đã tăng lên 31.966.390.410 đồng năm 2020 tăng 29.039.090.674 đồng.

- Đặc biệt Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước cũng tăng phi mã khi năm 2019 chỉ là 85.175.367 đồng đã lên tận 5.656.083.983 đồng. Mặc dù năm 2020 doanh nghiệp đẩy mạnh sản xuất kinh doanh khi doanh thu thuần tăng gần 3 lần năm 2019 thì lợi nhuận vẫn âm. Điều này có thể chi nhánh đã phải nộp một khoản bất thường lớn cho bên thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.

Nợ dài hạn trong 2 năm 2018 và 2019 tỷ lệ nợ dài hạn chiếm phần lớn trong cơ cấu nợ phải trả của chi nhánh lần lượt là 79,92% và 82,61%. Nhưng điều đáng nói là nợ dài hạn năm 2020 lại bị âm sụt giảm nghiêm trọng. Trong đó khoản phải trả nội bộ về vốn kinh doanh là chủ yếu khi năm 2019 giá trị là 56.090.175.756 đồng thì 2020 lại là âm 9.089.609.605 đồng. Cho thấy chi nhánh đã trả hết vốn kinh doanh nội bộ cho Tổng công ty và còn dư ra cho cả năm sau điều này cũng có thể lý giải một phần tại sao nợ dài hạn lại âm.

Qua phân tích trên đã cho thấy cơ cấu nguồn vốn của chi nhánh là do nợ phải trả tạo thành trong đó nợ phải trả dài hạn chiếm phần lớn trong cơ cấu nợ

Giá trị nợ phải trả có xu hướng giảm qua các năm có thể do doanh nghiệp hoạt động kinh doanh để trả các khoản nợ hoặc cũng có thể giảm sản xuất kinh doanh từ đó làm giảm nợ phải trả cho chi nhánh.

Một phần của tài liệu 259 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG NGUỒN lực tài CHÍNH (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w