Nhóm hệ số khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu 259 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG NGUỒN lực tài CHÍNH (Trang 63 - 66)

Khả năng thanh toán của doanh nghiệp là nội dung quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng. Đây cũng là những thông tin hữu ích mà các nhà đầu tư, tổ chức cần thiết để đánh giá đưa ra chiến lược nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra. Như vậy phân tích khả năng thanh toán không chỉ quan trọng với nội bộ doanh nghiệp mà còn quan trọng trong việc lựa chọn có nên đầu tư hay không.

Trong nhóm hệ số này ta sẽ xem xét khả năng thanh toán hiện thời , khả năng thanh toán nhanh và khả năng thanh toán tức thời để làm rõ cũng như đánh giá sâu hơn về tình hình sử dụng NLTC của chi nhánh đã thực sự hiệu quả hay chưa.

Bảng 2.8: Hệ số khả năng thanh toán

ĐVT: VND

Chỉ tiêu 2018 2019 2020

Tài sản ngắn hạn 14.069.154.715 12.758.295.626 9.385.508.372

Hàng tồn kho 3.341.568.511 4.389.155.673 1.291.209.454

Tiền và tương đương tiền 897.759.291 1.661.085.196 5.636.793.711

Nợ ngắn hạn 16.158.953.714 12.398.296.055 64.500.259.558

Hệ số khả năng thanh toán hiện thời( lần)

0,87 1,03 0,15

Hệ số khả năng thanh toán nhanh(lần)

0,66 0,68 0,13

Hệ số khả năng thanh toán tức thời(lần)

0,06 0,13 0,09

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC PVCHEM – ITS

Khả năng thanh toán hiện thời thay đổi tăng giảm qua các năm. Năm 2018 hệ số khả năng thanh toán hiện thời của chi nhánh là 0,87 có nghĩa là 1 đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng 0,87 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2019 hệ số này tăng lên 1,03 lần tăng 0,16. Do hệ số này lớn hơn 1 do đó chi nhánh hoàn toàn có thể trả được các khoản nợ ngắn hạn khi đến hạn. Tuy nhiên vào năm 2020 hệ số này lại giảm một cách nghiêm trọng xuống 0,15 lần giảm

thanh toán hiện thời của chi nhánh chênh lệch không quá lớn ngoại trừ năm 2020 với sự biến động nghiệm trọng. Điều đó cho thấy chi nhánh vẫn đủ khả năng trả nợ ngắn hạn khi đến hạn, đảm bảo một tình hình tài chính hiệu quả. Nhưng so với mặt bằng chung, chính sách quản lý nợ ngắn hạn và tài sản ngắn hạn là chưa tốt cần phải cải thiện thêm đặc biệt là sau năm 2020 khi tỷ lệ này giảm thấp đến đáng báo động.

Trong nền kinh tế đang có nhiều biến động như hiện nay với nhiều thách thức đòi hỏi phải có sự chủ động trong việc quản lý các khoản nợ còn tồn đọng. Để đánh giá thêm nguời ta sử dụng chỉ tiêu khả năng thanh toán nhanh mà khả năng thanh toán tức thời để đánh giá thực tế thanh khoản của công ty trước những biến động không lường trước của thị trường.

Khả năng thanh toán nhanh trong 3 năm có sự biến động khác nhau mà chủ yếu vào năm 2020. Năm 2018 khả năng thanh toán nhanh là 0,66 lần nghĩa là không cần bán hàng tồn kho hay vay mượn thêm, với một đồng nợ ngắn hạn công ty có thể bảo đảm thanh toán bằng 0,66 đồng tài sản ngắn hạn. Năm 2019, khả năng thanh toán ngắn hạn tăng lên 2% so với năm 2018. Tuy nhiên đáng nói là 2020 khi khả năng này tụt giảm nghiêm trọng chỉ còn 0,13 lần. Nguyên nhân chủ yếu do sự gia tăng khoản nợ ngắn hạn tăng, mặc dù chi nhánh đã giảm số lượng hàng tồn kho vẫn không thể làm tăng lên hệ số khả năng thanh toán nhanh do tốc độ gia tăng nợ ngắn hạn tăng nhanh hơn so tốc độ hàng tồn kho giảm cùng tài sản ngắn hạn giảm xuyên suốt 3 năm. Hệ số này thấp không lớn hơn 1 cho nên không đảm bảo được khả năng thanh toán cho tất cả các khoản nợ ngắn hạn. Vì vậy mà trong hoạt động kinh doanh phải cẩn thận ra quyết định để tránh rủi ro, tổn thất. Đồng thời chi nhánh cần phải sớm đưa ra quyết định nhằm giải quyết tình trạng này càng sớm càng tốt vì ảnh hưởng này là nghiêm trọng. Chi nhánh thiếu vốn kéo dài càng lâu thì chi phí lãi vay sẽ càng gia tăng lợi nhuận giảm, sản xuất kinh doanh không tốt.

Khả năng thanh toán tức thời đo lường mức độ đáp ứng nhanh tức thời của tài sản ngắn hạn trước các khoản nợ ngắn hạn. Khoản có thể dùng để trả ngay các khoản nợ ngắn hạn là tiền và tương đương tiền. Hệ số này năm 2018 là 0,06 có nghĩa là một đồng nợ ngắn hạn của công ty sẽ được đảm bảo thanh toán ngay bởi 0,06 đồng bằng tiền và các khoản tương đương tiền. Năm 2019 hệ số này tăng lên 0,13 lần và giảm xuống còn 0,09 năm 2020. Nguyên nhân chủ yếu là do nợ ngắn hạn năm 2019 giảm 23% nhưng tiền và tương đương tiền lại tăng 85%. Năm 2020 nợ ngắn hạn tăng những 420% trong khi tiền và tương đương tiền lại tăng chỉ 239%. Hệ số này thấp nguyên nhân do các khoản tiền và tương đương tiền ít, không linh hoạt để trả nợ cho khách hàng, cùng với các khoản thu về kém cũng ảnh hưởng tới khả năng thanh toán nợ tức thời. Việc này có thể dẫn đến việc nhập thêm hàng hóa là khó khăn khi chưa trả hết các khoản nợ trước đó. Nguyên nhân này có thể làm cho hoạt động kinh doanh kém hiệu quả. Hệ số này thấp về lâu dài sẽ không có lợi cho chi nhánh.

Khả năng thanh toán của chi nhánh trong 3 năm là thấp cho thấy chi nhánh không có khả năng chủ động để huy động các nguồn tiền đáp ứng ngay lập tức nhu cầu thanh toán khi cần thiết. Với đặc thù ngành vốn cố định chiếm phần lớn trong cơ cấu vốn thì khả năng thanh toán không ảnh hưởng quá lớn tới chi nhánh. Tuy nhiên chi nhánh vẫn cần có sự quản lý tốt hơn để đạt được hệ số hợp lý để có thể thanh toán các khoản tiền khi cần thiết.

Một phần của tài liệu 259 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG NGUỒN lực tài CHÍNH (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w