Trong sản xuất kinh doanh hiện nay ngoài đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn lực tài chính từ đó đưa ra quyết định cho định hướng tương lai doanh
Phạm Hải Thương 20 CQ55/61.02
L =
Doanh thu thuần
Vốn lưu động bình quân
K =
Số ngày trong kỳ
nghiệp chúng ta còn cần tính đến sự tác động của các yếu tố khác trong thị trường. Vì thế nhà quản trị còn phải nắm bắt được những nhân tố gây nên sự tác động tới các quyết định kinh doanh sao cho hiệu quả.
Không chỉ trong lĩnh vực marketing mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần xây dựng nên mô hình SWOT riêng để phù hợp với đặc tính doanh nghiệp. Mô hình SWOT là một công cụ hữu hiệu cho việc nắm bắt và đưa ra các quyết định đối với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là tập hợp viết tắt các chữ cái đầu tiên trong tiếng Anh của 4 yếu tố Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (thách thức). SWOT là một công cụ phân tích chiến lược, rà soát đánh giá từ đó định hướng cho doanh nghiệp hay một chiến lược kinh doanh mới. Để xây dựng nên mô hình SWOT, bạn cần tập hợp nhiều nhóm người từ nhiều lĩnh vực khác nhau để cùng tổng hợp ý kiến. Bởi mô hình SWOT là tổng hợp tất cả thông tin để tạo nên một chiến lược kinh doanh cụ thể. Do đó, bạn cần tiến hành từng bước, tổng hợp các nguồn thông tin và cho ra kết luận cuối cùng phù hợp nhất.
Mô hình SWOT được sắp xếp theo thứ tự logic, dễ hiểu dễ trình bày và soạn thảo, có thể được sử dụng trong mọi trường hợp nhằm đưa ra quyết định phù hợp đối với phát triển doanh nghiệp trong tương lai. Qua phân tích SWOT sẽ giúp cung cấp những thông tin hữu ích cho việc kết nối sử dụng các nguồn lực sẵn có một cách hiệu quả nhằm mang lại kết quả tốt nhất trong môi trường cạnh tranh mà doanh nghiệp đó đang hoạt động. Trong đó, Strengths và Weaknesses đại diện cho những yếu tố trong nội bộ của doanh nghiệp. Đây
Trên cơ sở mô hình SWOT của doanh nghiệp. các nhà quản trị tiến hành phân tích thành các chiến lược kết hợp giữa điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức.
Hình 1. 1: Ảnh minh họa mô hình SWOT
Chiến lược SO hay chiến lược Maxi-Maxi có đặc điểm: bên ngoài, các nhân tố cơ hội chiếm ưu thế; bên trong, các điểm mạnh chiếm ưu thế. Mục tiêu của chiến lược SO là tăng trưởng và mở rộng.
Chiến lược WO hay chiến lược Mini- Maxi có đặc điểm: bên trong, các điểm yếu nhiều hơn hẳn các điểm mạnh; nhưng bên ngoài, các cơ hội lại chiếm ưu thế lớn. Do đó mục tiêu của chiến lược WO là tận dụng những cơ hội để giảm bớt, cải thiện điểm yếu.
Chiến lược ST hay chiến lược Maxi-Mini: doanh nghiệp đang hoạt động rất khó khăn, nhiều đe dọa từ các điều kiện bên ngoài tác động đến sự phát triển. Doanh nghiệp phải lựa chọn các thế mạnh, tiềm lực của mình để hạn chế các nguy cơ, đe dọa bên ngoài.
Chiến lược WT hay chiến lược Mini-Mini: Tình thế của doanh nghiệp rất nguy cấp, môi trường kinh doanh không thuận lợi với áp lực đe dọa lớn, tiềm lực cạnh tranh của doanh nghiệp rất yếu kém. Trong tình thế này doanh nghiệp phải lựa chọn giữa giải thể, phá sản hoặc tìm kiếm khe hở thị trường để cố gắng tồn tại hoặc phải liên kết với các doanh nghiệp khác.