Thực trạng sử dụng vốn lưu động tại chi nhánh

Một phần của tài liệu 259 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG NGUỒN lực tài CHÍNH (Trang 58 - 62)

Như đã phân tích ở trên do đặc điểm ngành nghề kinh doanh của chi nhánh chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ lâu dài cho các dự án về công nghiệp nặng do đó vốn cố định chiếm phần lớn trong tổng vốn kinh doanh. Tuy nhiên vốn lưu động cũng chiếm một vai trò không hề nhỏ trong vốn kinh doanh.

Dựa vào 2.6 dưới đây, ta thấy vốn lưu động có sự giảm qua các năm, cụ thể năm 2018 vốn lưu động là 14.069.154.715 đồng giảm còn 12.758.295.626 đồng 2019 và tiếp tục giảm xuống 9.385.508.372 đồng năm 2020 với mức độ giảm lần lượt là 9,32% và 6,44%. Nguyên nhân chủ yếu của sự tụt giảm này là do tiền và các khoản tương đương tiền cũng như các khoản phải thu ngắn hạn khác có sự thay đổi lớn.

Bảng 2. 6: Cơ cấu vốn lưu động PVCHEM – ITS ĐVT: VND Chỉ tiêu 2018 2019 2020 So sánh(%) 2019/ 2018 2020/ 2019 I. Tiền và các

khoản tương đương tiền

897.759.291 1.661.085.196 5.636.793.711 85,03 239,34

II. Các khoản phải thu ngắn hạn 9.829.826.913 6.701.291.122 2.457.505.207 -31,83 -63,33 1. Phải thu ngắn hạn của khách hàng 13.769.746.154 10.179.782.630 5.112.418.035 -26,07 -49,78 2. Trả trước cho người bán ngắn hạn 1.127.492.581 2.173.078.071 1.674.998.407 92,74 -22,92 3. Phải thu ngắn hạn khác 160.955.562 439.255.490 782.142.456 172,90 78,06 4. Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi (*) -5.228.367.384 -6.090.825.069 -5.112.053.691 16,50 -16,07 III. Hàng tồn kho 3.341.568.511 4.389.155.673 1.291.209.454 31,35 -70,58 IV. Tài sản ngắn hạn khác - 6.763.635 - - - Tổng 14.069.154.715 12.758.295.626 9.385.508.372 -9,32 -26,44

Nguồn: Tổng hợp từ BCTC PVCHEM - ITS

 Tiền và các khoản tương đương tiền:

Đây là nguồn vốn quan trọng của công ty và có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2018 thì tiền các khoản tương đương tiền chỉ là 897.759.291 đồng mà 2019 đã là 1.661.085.196 đồng tăng 85,03%. Đến năm 2020 tiền và các khoản tương đương tiền đã tăng lên đến 5.636.793.711 đồng tăng 239,34% so với cùng năm 2019. Đây có thể là dấu hiệu của việc tiêu thụ hàng hóa và tốc độ thu hồi vốn của chi nhánh tăng cao hơn so với những năm trước. Tuy nhiên nếu lượng tiền nhàn rỗi là quá nhiều cũng sẽ làm giảm hiệu quả trong việc sản xuất kinh doanh, nếu tiền không được đưa vào sản xuất sẽ không tạo ra doanh thu. Do đó cần có sự phân bổ hợp lý lượng tiền và các khoản tương đương tiền.

 Các khoản phải thu ngắn hạn

Nhìn vào bảng trên cho thấy vốn lưu động các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu vốn lưu động của chi nhánh. Tài khoản này chiếm tỷ lệ cao cho thấy tình hình thu nợ của chi nhánh gặp nhiều khó khăn, khó xoay vòng vốn để đáp ứng chi tiêu. Các khoản phải thu cũng đã có sự chuyển biến tốt hơn khi năm 2018 khoản phải thu lên đến 9.829.826.913 đồng thì năm 2019 đã giảm xuống còn 6.701.291.122 đồng và 2020 giảm mạnh còn 2.457.505.207 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm 31.83% và 63,33%. Đây là một tín hiệu đáng mừng đối với việc thu hồi vốn ngắn hạn của chi nhánh. Các khoản phải thu bao gồm: Phải thu ngắn hạn khách hàng, trả trước cho người bán ngắn hạn, phải thu ngắn hạn khác và dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi.

Trả trước cho người bán ngắn hạn tăng giảm khác nhau qua các năm khi 2019 tỷ lệ này tăng tới 92,74% nhưng lại giảm xuống còn 1.674.998.407 đồng 2020 ứng với mức giảm 22,92%. Việc tăng giảm này chủ yếu do giá cả thị trường thời điểm là khác nhau hoặc có thể do chậm trễ quyết toán không kịp thời với đối tác dẫn đến chi nhánh phải ứng trước trả cho người bán khi chưa thu được tiền bên phía đối tác. Việc giảm các khoản phải trả trước cho người bán giúp chi nhánh có thêm tiền để đầu tư vào hoạt động khác.

Các khoản phải thu khác chiếm một phần nhỏ trong kết cấu các khoản phải thu. So sánh với 3 năm ta thấy sự tăng nhanh liên tục khi năm 2019 tăng so với 2018 là 172,90% và tăng 78,06% ở năm 2020 so với 2019.

Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi ở mức cao, chiếm tới 50% trong các khoản phải thu ngắn hạn. Những khoản này đã quá hạn thanh toán hoặc chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi được đúng hạn. Mặc dù năm 2020 dự phòng các khoản phải thu ngắn hạn khó đòi có xu hướng giảm nhưng là không đáng kể so với tỷ lệ mà tài khoản này có trong mục các khoản phải thu ngắn hạn. Chi nhánh có thể mất một nguồn vốn lớn nếu không thu hồi được khoản này, đồng thời khoản dự phòng lớn có nghĩa một phần thu nhập thuộc về chi nhánh không được hoàn thành gây mất mát lớn cho phần chi phí đã bỏ ra trước đó.

 Hàng tồn kho

Hàng tồn kho chiếm một tỷ lệ khá cao trong kết cấu vốn lưu động. Năm 2019 hàng tốn kho tăng 1.047.587.162 đồng so với 2018 ứng với tốc độ tăng 31,35%. Trong khi 2020 lại giảm mạnh xuống còn 1.291.209.454 đồng so với 2019 ứng với mức giảm 70,58%. Hàng tồn kho được coi là việc dự trữ tài sản lưu động, đây là nhu cầu thiết yếu đối với các đơn vị nhưng dự trữ bao nhiêu là đủ tránh thừa lãng phí. Đối với việc hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ thì việc giảm dự trữ hàng tồn kho là tín hiệu đáng mừng cho chi nhánh vì cho

thấy việc sử dụng hàng hóa phục vụ cho cung cấp dịch vụ của chi nhánh đang tăng nhanh.

 Tài sản ngắn hạn khác

Chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu vốn lưu động. Chỉ có duy nhất năm 2019 là có và khoản này đến từ chi phí trả trước ngắn hạn do chi nhánh mua hoặc đặt trước một lô hàng hóa nhưng không tính vào trong năm.

Một phần của tài liệu 259 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ sử DỤNG NGUỒN lực tài CHÍNH (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(104 trang)
w