Phương pháp bản tường thuật

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (Trang 131 - 133)

Đó là phương pháp trong đó người đánh giá sẽ viết một văn bản (bản tường thuật) về tình hình thực hiện công việc của nhân viên, về các điểm mạnh, điểm yếu và các tiềm năng của họ cũng như các gợi ý về các biện pháp hoàn thiện sự thực hiện công việc của nhân viên.

Bản tường thuật có thể viết theo các chủ đề khác nhau, chẳng hạn: tình hình thực hiện công việc, khả năng thăng tiến, các điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên và nhu cầu đào tạo…Nếu thực hiện tốt, phương pháp này sẽ cung cấp các thông tin phản hồi rất chi tiết và hữu ích cho người lao động. Tuy nhiên, khó có thể sử dụng các thông tin tường thuật vào việc ra các quyết định nhân sự. Sự chính xác của các thông tin tường thuật phụ thuộc rất nhiều vào khả năng diễn đạt của người đánh giá. Do vậy, để tạo điều kiện dễ dàng cho người đánh giá, bản tường thuật có thể được yêu cầu viết theo một vài câu hỏi đã định sẵn.

Phương pháp này thường được sử dụng kết hợp với một phương pháp mang tính định lượng khác.

Ví dụ: Bản tường thuật đánh giá tình hình lao động của nhân viên công ty May X Hướng dẫn đánh giá: Trả lời câu hỏi sau vào phần trống

Người được đánh giá: Nguyễn Văn A...Phân xưởng: May Người đánh giá: Đỗ Đức B...Thời kỳ: 01/11 đến 01/12 Đánh giá thực hiện công việc của Nguyễn Văn A

Người đã hoàn thành kế hoạch sản phẩm như thế nào? Hoàn thành 110% kế hoạch sản phẩm

Về chất lượng: 95% chất lượng tốt, 10% chất lượng trung bình Làm thế nào người này hoàn thành kế hoạch với con số trên? Nỗ lực làm việc trong quá trình thực hiện công việc

Cẩn thận trong quá trình làm việc

Trong quá trình thực hiện công việc người này có mối quan hệ với đồng nghiệp như thế nào?

Có tinh thần giúp đỡ trong quá trình làm việc Có tính quần chúng kết hợp liên kết công việc

Nêu một số đặc điểm cá tính, phẩm chất, trình độ của người này? Tính cẩn thận trong công việc

Phẩm chất gương mẫu Trình độ thợ bậc 3

Ý thức thực hiện an toàn lao động? Có ý thức tốt về vệ sinh, an toàn lao động

Nêu phương pháp duy trì điểm mạnh, khắc phục điểm yếu? ...

Ưu điểm:

Đánh giá hầu hết các khía cạnh liên quan đến nhân viên được đánh giá: hành vi, năng lực chuyên môn, thành tích công việc…

Kết quả phục vụ nhiều mục đích khác nhau: nâng bậc lương, khen thưởng... Quá trình đánh giá không bị giới hạn, tạo tâm lý thoải mái cho người đánh giá.

Nhược điểm:

Không thể lượng hóa các chỉ tiêu đánh giá.

Dễ xảy ra tình trạng chủ quan, thiên vị của người đánh giá. Tốn nhiều thời gian, chi phí và khó thực hiện.

Đòi hỏi chuyên môn, kinh nghiệm của người đánh giá rất cao vì kết quả đánh giá phụ thuộc vào người đánh giá.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (Trang 131 - 133)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w