Đào tạo trong công việc

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (Trang 143 - 145)

a. Khái niệm:

Đào tạo trong công việc là hình thức đào tạo tại nơi làm việc, trong đó người học sẽ học được những kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc thông qua thực tế thực hiện công việc và thường là dưới sự hướng dẫn của những người lao động lành nghề hơn.

Hình thức đào tạo trong công việc rất thích hợp cho việc đào tạo nhân viên mới, bổ sung kỹ năng mới cho những nhân viên có kinh nghiệm khi có thay đổi trong doanh nghiệp, hướng dẫn những nhân viên vừa được chuyển sang một công việc khác trong nội bộ doanh nghiệp hay sẽ được bổ nhiệm lên vị trí cao hơn.

Các hình thức đào tạo trong công việc:

Minh họa (demonstration): Mục đích của việc làm theo minh họa là nhằm truyền đạt kỹ năng thông qua việc quan sát và thực hành. Hình thức này sẽ khác với "cách ngồi quan sát" thuần túy vì nó được tiến hành có chủ ý và kèm theo giải thích rõ ràng là phải làm gì và tại sao phải làm như vậy.

Quy trình có thể tiến hành theo các giai đoạn sau: Giải thích nội dung cần minh họa

Giới thiệu cho người học các thao tác cần thực hiện o

Minh họa và giải thích các thao tác

o Cho người học thực hành tại chỗ.

Kèm cặp (coaching):

Kèm cặp có thể được xem như dạng mở rộng của hình thức minh họa. Tuy nhiên, đây là một quá trình phát triển năng lực và kỹ năng của cá nhân thông qua:

Giao cho cá nhân một nhiệm vụ cụ thể, có hoạch định trước và sẽ đánh giá sau khi thực hiện

Liên tục kiểm tra và đánh giá tiến độ Thường xuyên cho ý kiến phản hồi

Kèm cặp không chỉ áp dụng cho nhân viên mà còn cho cấp quản lý. Chẳng hạn như giám đốc tương lai sẽ được giám đốc hiện tại kèm cặp cho đến khi người này có được các kỹ năng cần thiết.

Đỡ đầu (Mentoring): Sẽ có một người đứng ra làm cố vấn hay hướng dẫn một người khác có ít kinh nghiệm hơn. Mục đích là giúp người này phát triển những mục tiêu nghề nghiệp lâu dài.

Luân chuyển và thuyên chuyển công việc (rotations and transfers):

Luân chuyển và thuyên chuyển công việc là phương pháp chuyển người quản lý từ công việc này sang công việc khác để nhằm cung cấp cho họ những kinh nghiệm làm việc

nhiều lĩnh vực khác nhau trong tổ chức. Những kinh nghiệm và kiến thức thu được qua quá trình đó sẽ giúp cho họ có khả năng thực hiện được những công việc cao hơn trong

tương lai. Có thể luân chuyển và thuyên chuyển công việc theo ba cách:

Chuyển đối tượng đào tạo đến nhận cương vị quản lý ở một bộ phận khác trong tổ chức nhưng vẫn với chức năng và quyền hạn như cũ

Người quản lý được cử đến nhận cương vị công tác mới ngoài lĩnh vực chuyên môn của họ

Người quản lý được bố trí luân chuyển công việc trong phạm vi nội bộ một nghề chuyên môn

Ưu điểm của đào tạo trong công việc:

Đào tạo trong công việc thường không yêu cầu một không gian hay những trang thiết bị riêng đặc thù.

Đào tạo trong công việc có ý nghĩa thiết thực vì học viên được làm việc và có thu nhập trong khi học

Mang lại sự chuyển biến gần như ngay lập tức trong kiến thức và kỹ năng thực hành, cho phép học viên thực hành những gì mà tổ chức trông mong ở họ sau quá trình đào tạo kết thúc

Học viên học được ngay cách giải quyết các vấn đề thực tiễn và mau chóng có các thông tin phản hồi về kết quả học tập, thực hiện công việc của học viên.

Tạo điều kiện cho học viên làm việc cùng những đồng nghiệp tương lai, bắt chước những hành vi lao động của những đồng nghiệp.

Thích hợp với những công việc đòi hỏi quan sát thực hành trực tiếp, khó mô hình mô phỏng.

Nhược điểm của đào tạo trong công việc:

Lý thuyết được trang bị không có hệ thống

Học viên có thể bắt chước những kinh nghiệm thao tác không tiên tiến của người

dạy

Người hướng dẫn không có đầy đủ kỹ năng truyền đạt

Người hướng dẫn không dành thời gian nghiêm túc cho việc đào tạo: Người hướng dẫn (nhân viên lành nghề) có thể cảm thấy nhân viên mới là mối nguy hiểm đối với vấn đề công ăn việc làm của họ và phần trách nhiệm thêm về mặt đào tạo có thể sẽ là bất lợi đối với họ.

Không thống nhất giữa nội dung và trình độ hướng dẫn. Những người hướng dẫn có những cách thức thực hiện công việc khác nhau nên họ có thể truyền đạt những kỹ năng khác nhau cho nhân viên.

Các điều kiện để đào tạo trong công việc hiệu quả:

Thống nhất mục tiêu của chương trình đào tạo

Lựa chọn cẩn thận người hướng dẫn. Chuẩn bị cho những người hướng dẫn những kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kèm cặp, kỹ năng cho ý kiến phản

hồi.

Quá trình (chương trình) đào tạo phải được tổ chức chặt chẽ và có kế hoạch. Cung cấp tài liệu cần thiết. Đánh giá kỹ năng của nhân viên trước và sau khi được đào tạo.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (Trang 143 - 145)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w