Phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (Trang 193 - 197)

Phòng ngừa tranh chấp lao động là sự thực hiện những biện pháp phòng ngừa nhằm ngăn chặn trước những tranh chấp lao động có thể xảy ra.

Các biện pháp thường được thực hiện là:

Tăng cường mối quan hệ thông tin kịp thời giữa chủ sử dụng lao động với tập thể đại diện người lao động về tình hình thi hành các thỏa thuận về quan hệ lao động.

Tăng cường các cuộc thương thảo định kỳ giữa chủ sử dụng lao động với người lao động.

Điều chỉnh và sửa đổi kịp thời các nội dung của hợp đồng lao động phù hợp với những quy định mới của Nhà nước.

Tăng cường sự tham gia của đại diện tập thể người lao động vào công việc giám sát, kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh, tổ chức ký kết lại hợp đồng lao động tập thể theo định kỳ hợp lý.

Về phía Nhà nước cần tăng cường công tác thanh tra lao động, kịp thời sửa đổi luật lệ quan hệ lao động phù hợp với thực tiễn (đặc biệt là lương tối thiểu). Khi có sửa đổi phải tổ chức phổ biến rộng rãi đến từng doanh nghiệp.

b. Giải quyết tranh chấp lao động:

do quyền lợi của các bên, họ vẫn phải cùng nhau cộng tác để làm việc.

Việc giải quyết tranh chấp lao động trước hết phải được hai bên thương lượng nhằm giải quyết hài hòa lợi ích hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất kinh doanh, bảo đảm trật tự và an toàn xã hội.

Trong trường hợp một trong hai bên từ chối thương lượng hoặc thương lượng không thành hoặc thương lượng thành nhưng một trong hai bên không thực hiện, việc giải quyết tranh chấp lao động do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tiến hành khi nhận được đơn yêu cầu của một trong hai bên.

Giải quyết tranh chấp lao động ở mỗi quốc gia thực hiện một cách thống nhất, theo cơ chế hoàn chỉnh được pháp luật quy định. Cụ thể:

Bộ máy giải quyết tranh chấp lao động gồm: Ban hòa giải tranh chấp lao động (cấp cơ sở); tòa án lao động. Ngoài ra trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động còn có sự tham gia của hòa giải viên thuộc thanh tra lao động, hoặc của bộ máy quản lý quan hệ lao động các cấp. Tuy nhiên, tùy thuộc đặc điểm tình hình về tranh chấp mà các nước có sự tổ chức bộ máy chuyên trách phù hợp với nước mình.

Trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp lao động thuộc tổ chức bộ máy các nước có tổ chức bộ máy khác nhau do đó trình tự giải quyết cũng khác nhau.

Tại Việt Nam, thẩm quyền và trình tự giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể được quy định cụ thể trong Bộ Luật lao động nước CHXHCN Việt Nam.

NỘI DUNG PHẦN THẢO LUẬN Nội dung thảo luận 1:

Trình bày khái niệm và chủ thể của quan hệ lao động? Phân tích nội dung quan hệ lao động?

Hợp đồng lao động gồm những nội dung cơ bản nào? Khái niệm tranh chấp lao động?

Trình bày các biện pháp phòng ngừa và giải quyết tranh chấp lao động?

Nội dung thảo luận 2:

A. Hãy lựa chọn phương án trả lời đúng nhất trong các phương án đưa ra?

Quan hệ lao động được hiểu là:

Quan hệ xã hội phát sinh trong việc thuê mướn, sử dụng lao động, trả lương giữa người lao động và người sử dụng lao động.

Quan hệ hình thành trong quá trình làm việc, giữa người lao động với nhau. Quan hệ giữa chủ sở hữu và tập thể người lao động

Người lao động là người ………., có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao

động.

a. Từ đủ 15 tuổi trở lên b. Từ đủ 16 tuổi trở lên c. Từ đủ 18 tuổi trở lên d. Không giới hạn độ tuổi Hợp đồng lao động là gì?

Hợp đồng lao động là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về tiền lương, tiền công trong quan hệ lao động

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa tập thể người lao động và người sử dụng lao động về công việc, tiền lương, thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và các quyền, nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động.

Hợp đồng lao động là thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về quyền và nghĩa vụ mỗi bên trong quan hệ lao động.

4. Thỏa ước lao động tập thể được ký kết giữa:

Đại diện người lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động.

Đại diện người lao động với đại diện chính quyền điạ phương.

Đại diện người sử dụng lao động với đại diện chính quyền địa phương

Đại diện tập thể lao động với người sử dụng lao động hoặc đại diện người sử dụng lao động.

4. Tranh chấp lao động bao gồm:

Tranh chấp về quyền và tranh chấp về lợi ích giữa những người lao động

Tranh chấp về quyền và tranh chấp về lợi ích giữa người sử dụng lao động và tập thể lao động.

Tranh chấp về quyền và tranh chấp về lợi ích giữa người lao động và tập thể lao động

Tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động và tranh chấp lao động tập thể giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

Những nhận định sau là ĐÚNG hay SAI? Giải thích ngắn gọn

Quan hệ lao động cần phải duy trì cho đến khi người lao động thôi không còn làm việc ở tổ chức nữa.

Tăng cường trao đổi thông tin và đối thoại là một trong những giải pháp tối ưu nhằm duy trì quan hệ lao động lành mạnh.

Hợp đồng lao động là văn bản pháp quy, là cơ sở thực hiện quan hệ lao động. Người lao động phải trực tiếp tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp lao động.

Tổ chức công đoàn có vai trò to lớn trong việc tạo lập quan hệ lao động lành mạnh.

BÀI TẬP ỨNG DỤNG CHƯƠNG

Tú là nhân viên thuộc cái phòng kinh doanh của công ty T&T. Anh làm việc tốt nhưng tính tình nóng nảy, thiếu kiểm chế. Anh thường xuyên cãi nhau gây gắt với anh em trong phòng mỗi khi không hài lòng việc gì. Sáng nay anh lại to tiếng với ông Huynh trưởng phòng vì cho rằng ông có thành kiến cá nhân tôi đã không đưa anh vào danh sách đề nghị tăng lương năm nay. Thay vì giải thích cho anh Tú, ông Huynh đã gọi điện mời bà lê trưởng bộ phận nhân sự xuống để giải quyết sự việc.

Câu hỏi:

1:Anh chị hãy trình bày nhận định của mình về cách giải quyết vấn đề của ông Huynh.

Nếu là trưởng bộ phận nhân sự, trong trường hợp này bạn sẽ xử sự như thế nào khi nghe điện thoại của ông Huynh.

HƯỚNG DẪN TỰ HỌC Ở NHÀ 1. Tìm hiểu Luật Lao

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân và Ths Nguyễn Vân Điềm (2014), Giáo trình Quản trị nhân lực, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

PGS.TS Trần Kim Dung (2015), Quản trị nguồn nhân lực , NXB Tổng Hợp TP.HCM.

PGS-TS Nguyễn Ngọc Quân (2009), Giáo trình Quản trị nhân lực, Viện Đại học Mở Hà Nội.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (Trang 193 - 197)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w