Khái niệm, phân loại và nội dung của hợp đồng lao động

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (Trang 188 - 192)

a. Khái niệm hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, thuê mướn lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc quyền hạn và nghĩa vụ mỗi bên trong quan hệ lao động

b. Hợp đồng lao động có các loại sau:

Hợp đồng lao động không xác định thời hạn: là hợp đồng trong đó hai bên không ấn định trước thời hạn kết thúc bản hợp đồng, áp dụng cho những công việc có tính chất thường xuyên, ổn định từ 1 năm trở lên.

hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian đủ từ 12 tháng đến

tháng.

Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng

c.Nội dung hợp đồng lao động:

Hợp đồng lao động phải có những nội dung chủ yếu sau:

Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cứ trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động

Công việc và địa điểm làm việc Thời hạn của hợp đồng lao động

Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác

Chế độ nâng bậc, nâng lương

Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ nghơi

Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế

Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề,

d.Giao kết Hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động được giao kết trực tiếp giữa sử dụng lao động với từng người lao động. Trong trường hợp người lao động đủ từ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì việc giao kết hợp đồng lao động phải được sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

Đối với công việc theo mùa vụ, công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng, hợp đồng lao động cũng có thể được ký kết giữa sử dụng lao động với một người lao động được uỷ quyền đại diện cho một nhóm người lao động. Trong trường hợp này, Hợp đồng lao động có hiệu lực như giao kết với từng người lao động.

Người lao động có thể giao kết nhiều Hợp đồng lao động với nhiều sử dụng lao động, nhưng phải bảo đảm thực hiện đầy đủ các nội dung đã giao kết.

Hợp đồng lao động ký kết bằng văn bản phải theo mẫu do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ấn hành và phải làm thanh 2 bản, mỗi bên giữ một bản. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

Đối với giai đoạn thử việc:

Khi giao kết hợp đồng lao động, sử dụng lao động với người lao động có thể thoả thuận việc làm thử, quyền, nghĩa vụ của hai bên trong thời gian thử việc. Nếu có thỏa thuận về việc làm thử thì các bên có thể giao kết hợp đồng thử việc.

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và phải tuân thủ theo quy định Bộ Luật Lao động.

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

-Kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động đối với người lao động khi việc làm thử đạt yêu cầu. Trong thời gian thử việc, mỗi bên đều có quyền huỷ bỏ thỏa thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thỏa thuận.

e. Chấm dứt hợp đồng lao động

Hợp đồng lao động đương nhiên chấm dứt khi có một trong các trường hợp sau: - Hợp đồng hết hạn, công việc thoả thuận theo hợp đồng đã hoàn thành;

- Hai bên cùng thoả thuận chấm dứt hợp đồng;

Người lao động bị kết án tù giam hoặc bị hình phạt buộc người đó không được tiếp tục làm công việc cũ;

Người lao động chết;

Người sử dụng lao động chết hoặc bị kết án tù gian hoặc bị hình phạt buộc người đó không được tiếp tục làm công việc cũ mà doanh nghiệp đóng cửa.

Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn trong những trường hợp sau:

Người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 1 năm đến 3 năm, Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới một năm:

Không được bố trí theo đúng công việc, địa chỉ làm việc hoặc không được bảo đảm các điều kiện làm việc đã thoả thuận trong hợp đồng;

Không được trả công đầy đủ hoặc trả công không đúng thời hạn theo hợp đồng; Bị ngược đãi, bị cưỡng bức lao động;

Bản thân hoặc gia đình thật sự có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng;

Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

Người lao động nữ có thai phải nghỉ việc theo chỉ định của thầy thuốc;

Khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước theo thời gian nhất định.

Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:

Người lao động bị xử lý kỷ luật, sa thải;

Người lao động làm theo Hợp đồng lao động không xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 12 tháng liền, người lao động làm theo Hợp đồng lao động xác định thời hạn ốm đau đã điều trị 6 tháng liền và người lao động làm theo Hợp đồng lao động dưới 1 năm đau ốm đã điều trị quá nửa thời hạn Hợp đồng lao động, mà khả năng lao động chưa hồi phục. Khi sức khoẻ của người lao động bình phục, thì được xem xét để giao kết tiếp Hợp đồng lao động;

Do thiên tai, hoả hoạn hoặc những lý do bất khả kháng khác mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải thu hẹp sản xuất, giảm chỗ làm việc;

Doanh nghiệp chấm dứt hoạt động.

Khi đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động biết trước:

+ ít nhất 45 ngày đối với Hợp đồng lao động không xác định thời hạn;

ít nhất 30 ngày đối với Hợp đồng lao động xác định thời hạn từ một năm đến 3 năm;

ít nhất 3 ngày đối với Hợp đồng lao động theo mùa vụ, theo một công việc nhất định mà thời hạn dưới 1 năm.

Người sử dụng lao động không được đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trong những trường hợp sau:

Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của thầy thuốc;

Người lao động đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động cho phép;

Người lao động là phụ nữ đang có thai, đang nghỉ đẻ theo chế độ quy định, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi;

Trong trường hợp người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái pháp luật thì phải nhận người lao động trở lại làm việc và phải bồi thường một khoản tiền tương ứng với tiền lương trong những ngày người lao động không được làm việc. Trong trường hợp người lao động không muốn trở lại làm việc, thì ngoài khoản tiền được bồi dưỡng tương ứng với tiền lương trong những ngày không được làm việc, người lao động còn được trợ cấp thôi việc.

Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động trái pháp luật thì không được trợ cấp thôi việc.

Trong trường hợp đơn phương chấm dứt Hợp đồng lao động nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước, bên vi phạm phải bồi thường cho bên kia một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày báo trước.

Khi chấm dứt Hợp đồng lao động đối với người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ 1 năm trở lên, người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp thôi việc, cứ mỗi năm làm việc là nửa tháng lương, cộng với phụ cấp lương nếu có (tiền lương làm căn cứ để tính chế độ trợ cấp thôi việc là tiền lương theo Hợp đồng lao động được tính bình quân của 6 tháng liền trước khi chấm dứt Hợp đồng lao động cùng với phụ cấp nếu có)

Trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày chấm dứt Hợp đồng lao động, hai bên có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản có liên quan đến quyền lợi của mỗi bên, trường hợp đặc biệt có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày.

Trong trường hợp doanh nghiệp bị phá sản thì các khoản có liên quan đến quyền lợi của người lao động được thanh toán theo quy định của Luật phá sản doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu TÀI LIỆU HỌC TẬP QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (Trang 188 - 192)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(197 trang)
w