Huy động vốn và cho vay

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp marketing dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đà nẵng (full) (Trang 42 - 43)

VIỆT NAM CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

2.2.2.1.Huy động vốn và cho vay

a. Hoạt động huy động vốn:

Giai đoạn 2008-2010 nền kinh tế Việt Nam trải qua nhiều biến động: tăng trưởng kinh tế mạnh kéo theo lạm phát cao; sau đó giảm sút mạnh do tác động của cuộc khủng hoảng tài chính kinh tế dẫn đến nguy cơ thiểu phát. Trong khoảng thời gian này, Ngân hàng Nhà nước đã phải áp dụng các chính sách tiền tệ khi nới lỏng khi thắt chặt, các chính sách này đã phát huy tác dụng nhất thời nhưng cũng có hệ quả tiêu cực tác động tới các doanh nghiệp, hệ thống tài chính ngân hàng; trong đó có khó khăn về nguồn vốn hoạt động.

Nhận thức được điều này, cũng như thực hiện chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, công tác huy động vốn được xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, vì vậy Ban lãnh đạo Chi nhánh đã tập trung chỉ đạo, đẩy mạnh công tác huy động vốn, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt với mục tiêu ổn định nền khách hàng truyền thống và tiếp thị thêm khách hàng mới, nguồn tiền mới. Kết quả trong 3 năm, công tác huy động vốn của Chi nhánh đạt được những kết quả khả quan: Huy động vốn cuối kỳ tăng bình quân 30,69%, huy động vốn bình quân tăng 28,11%. Điều này đóng góp nhiều vào việc tăng trưởng lợi nhuận của Chi nhánh. Cơ cấu huy động vốn theo kỳ hạn và theo đối tượng khách hàng như sau:

Bảng 2.1 Cơ cấu huy động theo kỳ hạn và theo đối tượng khách hàng

Đơn vị: phần trăm (%)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Theo kỳ hạn

- Ngắn hạn 90,5% 91,4% 94,00%

- Trung và dài hạn 9,5% 8,6% 6,00%

Theo đối tượng khách hàng

- HĐV từ KH ĐCTC 4,03% 5,00% 22,00%

- HĐV từ KH DN 44,85% 49,93% 28,00%

- HĐV từ KH cá nhân 51,12% 45,07% 50,00%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm của BIDV Đà Nẵng b. Về tình hình cho vay

Dư nợ tín dụng cuối kỳ tăng từ 1.196 tỷ trong năm 2008 đến 1.825 tỷ vào cuối năm 2010 với tốc độ tăng trưởng bình quân là 23,68%. Tuy nhiên, do dư nợ thường tăng mạnh vào thời điểm cuối năm nên dư nợ bình quân đạt thấp với tốc độ tăng trưởng dư nợ bình quân chỉ ở mức 9,37%. Điều này thể hiện việc tăng trưởng tín dụng của BIDV Đà Nẵng chưa thật sự ổn định.

Bảng 2.2 Cơ cấu dư nợ theo kỳ hạn và đối tượng khách hàng

Đơn vị:phần trăm ( %)

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Theo kỳ hạn

- Ngắn hạn 24,40 32,00 41,00

- Trung và dài hạn 75,60 68,00 59,00

Theo đối tượng khách hàng

- Khách hàng doanh nghiệp 97,10 93,50 89

- Khách hàng cá nhân 2,90 6,50 10,60

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh hàng năm của BIDV Đà Nẵng

Chất lượng tín dụng là điểm nổi bậc trong hoạt động tín dụng của BIDV Đà Nẵng. Chi nhánh thường xuyên rà soát định kỳ, định hạng lại khách hàng, chọn lọc, đánh giá khách hàng thường xuyên kết hợp với việc nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo, hướng dẫn của Hội sở trong hoạt động tín dụng nên tỷ lệ nợ xấu giảm từ 3,3% trong năm 2008 xuống còn 0,06% trong năm 2010.

Công tác thu hồi nợ ngoại bảng cũng được BIDV Đà Nẵng quan tâm bởi lẽ đây là nguồn góp phần gia tăng lợi nhuận của Chi nhánh. Qua các năm Chi nhánh luôn hoàn thành xuất sắc kế hoạch thu nợ ngoại bảng được giao. Tổng thu nợ ngoại bảng trong 3 năm 2008-2010 đạt 81 tỷ đồng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp marketing dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đà nẵng (full) (Trang 42 - 43)