Chính sách phân phố

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp marketing dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đà nẵng (full) (Trang 58 - 61)

3 5+ ATM liên minh

2.3.3.3Chính sách phân phố

Với chính sách phân phối của chi nhánh được thể hiện qua mạng lưới máy ATM, máy POS và các điểm cơ sở chấp nhận thẻ (CSCNT).

- Mạng lưới ATM của chi nhánh: thời gian qua mạng lưới ATM của chi nhánh tăng lên đáng kể, được phân bố rộng ở các vùng dân cư đông. Hệ thống máy POS tập trung chủ yếu ở các siêu thị và nhà hàng lớn như siêu thị Big C, hệ thống Bamboo Green, Furama, Hyatt, Nam Hải…), nhà hàng (Ngọc Sương, For U…). Tuy nhiên các hệ thống thẻ của BIDV hoạt động độc lập , hiệu quả kinh tế đối với ngân hàng kém, tính tiện lợi cho khách hàng còn thấp.

Bảng 2.11 Số liệu ATM và POS trên địa bàn thành phố Đà Nẵng qua các năm

Năm Số máy ATM Số thẻ ATM Số POS

2006 112 265.165 -

2007 167 421.311 344

2008 235 498.531 569

2009 290 778.485 927

2010 364 815.402 1.346

Nguồn : Tổng hợp Ngân hàng nhà nước CN Đà Nẵng

Các POS hiện nay được lắp đặt ở các địa điểm kinh doanh tại Đà Nẵng thuộc các lĩnh vực như: siêu thị, khách sạn, nhà hàng, đại lý bán vé máy bay, cửa hàng vàng bạc đá quý… tạo thuận lợi cho người dân khi thanh toán hàng hóa – dịch vụ.

Trong năm 2010, BIDV ĐN có 18 máy ATM với số thẻ đạt 7507 thẻ, doanh số thanh toán qua POS đạt 1,8 tỷ đồng, chủ yếu tập trung ở phân khúc thị trường khách sạn nhà hàng đạt 56% đứng thứ hai,sau ngân hàng Sacombank đạt 59% ở phân khúc này. Đứng đầu thị trường thẻ tại ĐN là ngân hàng Đông Á với 55 máy ATM trong năm 2010, phát hành 270 nghìn thẻ ATM, doanh số thanh toán qua POS đạt ở mức cao nhất 86,239 tỷ đồng, thẻ thanh toán của ngân hàng Đông Á tập trung chủ yếu ở siêu thị chiếm 98%.với doanh số 84,514 tỷ đồng.

Nhìn chung thì các ngân hàng trên địa bàn đếu tập trung triển khai dịch vụ thanh toán thẻ tại những phân khúc thị trường khác nhau, mỗi ngân hàng thường theo đuổi tập trung vào 1 đến 2 phân khúc thị trường. Riêng ngân hàng Kỷ thương ĐN và ngân hàng Á Châu là trải dài dịch vụ thanh toán trên nhiều điểm như du lịch sân bay; thời trang; khách sạn, nhà hàng; siêu thị; vàng bac, đá quý; khác.

- Sau nhiều nổ lực marketing và khai thác khách hàng, BIDV ĐN đã kí hợp đồng với đại ký thanh toán và chấp nhận thẻ với hơn 100 CSCNT. Mạng lưới này bao gồm các đơn vị cung ứng hàng hóa và dịch vụ thuộc các lĩnh vực : nhà hàng, khách sạn, cừa hàng bán lẻ đồ thủ công mỹ nghệ , các điểm bán vé máy bay, siêu thị…Trong nhiều năm qua, các loại hình này đáp ứng tương đối tốt nhu cầu chi tiêu sử dụng thẻ của người nước ngoài đến Việt Nam du lịch và thanh toán. Tuy vậy, với mạng lưới như vậy trên phạm vi toàn thành phố là còn mỏng. Lý do là do các chi nhánh chưa tích cực mở rộng dịch vụ này ở các bạn hàng, đối tác truyền thống…

Việc phát triển CSCNT còn chạy theo số lượng và không đảm bảo mức thu phí dịch vụ đúng với qui định của BIDV. Mạng lưới CSCNT còn mỏng, chất lượng hoạt động của những điểm này không cao. Các CSCNT hầu như chưa ý thức được tiện ích của dịch vụ thẻ thanh toán. Họ chỉ chấp nhận thẻ như phương tiện thanh toán cuối cùng khi khách hàng không có tiền mặt.

Vấn đề nhận thức về việc chấp nhận thẻ tại các đơn vị cung ứng hàng hóa dịch vụ là một vấn đề nan giải đối với các ngân hàng triển khai dịch vụ thẻ tại Việt Nam. Với các đơn vị có người nước ngoài làm chủ thì việc tiếp cận, kí hợp đồng rất dể dàng vì họ nhận thức quá rõ tầm quan trọng của việc chấp nhận thanh toán thẻ. Vấn đề đối với họ là lựa chọn ngân hàng nào tốt nhất để ký hợp đồng. Còn đối với các đơn vị nhỏ lẻ ngân hàng thường phải mời chào, họ chỉ chấp nhận cho khách hàng thanh toán tiền hàng hóa dịch vụ khi khách hàng không còn cách nào khác.

Đôi khi những cơ sở chấp nhận thẻ này còn thu phí khách hàng, họ đơn thuần nghĩ rằng họ bị thiệt hại một khoản phí cho ngân hàng nên họ phải thu hồi lại từ khách hàng mà chưa nhận thức được lợi ích từ việc chấp nhận thanh toán thẻ. Điều này nằm sâu trong tiềm thức của đại bộ phận dân chúng nên hạn chế lớn tới việc chi tiêu của khách hàng nội địa cũng như khách quốc tế. Do đó, để phát triển dịch vụ thẻ phải nhờ đến các cấp chính quyền , nhà trường và các tổ chức xã Hội tuyên truyền thay đổi cách suy nghĩ của người dân. Đây thực sự sẽ là một cuộc cách mạng nhằm tạo xu thế tiêu dùng mới trong toàn xã hội, tiến tới cuộc sống hiện đại và văn minh.

Ngoài ra, chi nhánh còn triển khai áp dụng chính sách bán hàng trực tiếp qua các nhân viên, bằng phương thức áp chỉ tiêu số lượng mở thẻ cho từng nhân viên trong một thời kì. Điều này đã làm gia tăng một cách đáng kể số lưởng thẻ phát hành.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp marketing dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đà nẵng (full) (Trang 58 - 61)