Với Ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp marketing dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đà nẵng (full) (Trang 91 - 94)

W orkstation Printer

3.3.2 Với Ngân hàng nhà nước

Bên cạnh các giải pháp của BIDV nói riêng, thì Ngân hàng nhà nước cần đưa ra các biện pháp ở tầm vĩ mô để hổ trợ cho ngành ngân hàng nói chung:

- Đưa định hướng lộ trình phát triển hội nhập chung đối với thẻ thanh toán để các ngân hàng xây dựng định hướng phát triển của mình, tránh chồng chéo, gây lãng phí, dẫn đến tận dụng lợi thế chung.

- Hoàn thiện các văn bản quy chế về thẻ: hiện nay các ngân hàng trước khi thực hiện thẻ thanh toán đều phải xin ý kiến từ Ngân hàng nhà nước. Đòi hỏi ngân hàng nhà nước phải là khâu đầu tiên đánh giá nghiêm túc, cho ý kiến chỉ đạo về hệ thống công nghệ, quy trình nghiệp vụ cũng như mô hình tổ chức của các ngân hàng thương mại. HIện nay văn bản mới nhất mà Ngân hàng nhà nước ban hành quy chế phát hành và thanh toán thẻ là 20/2007/QĐ-NHNN. Đồng thời NHNN cần tham mưu cho Chính Phủ rà soát lại các quy định, chính sách về hoạt động thẻ thanh toán trên cơ sở tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc đẩy mạnh phát triển thị trường thẻ thanh toán tại Việt Nam.

- Thực hiện tốt chính sách tiền tệ: để phát triển dịch vụ thẻ thì trước hết cần đẩy mạnh việc thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư, khuyến khích người dân mở tài khoản thanh toán qua ngân hàng: như phát triển đa dạng các công cụ thanh toán không dùng tiền mặt đi đôi với cơ chế phù hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp và dân chúng sử dụng công cụ này. Đồng thời cần có chính sách thắt chặt hơn quản lý tiền mặt để dân chúng chuyển sang hình thức thanh toán khác. Bên cạnh đó, Ngân hàng nhà nước nên đẩy mạnh hình thức thanh toán liên ngân hàng bằng việc cập nhật cho các ngân hàng thương mại văn bản hướng dẫn chi tiết quy trình thanh toán liên ngân hàng vì đây là bước tiền đề giúp ngân hàng kết nối mạng lưới thẻ với nhau. Đây cũng chính là mục tiêu quan trọng trước mắt vì việc kết nối là mong mỏi của khách hàng và đem lợi ích thiết thực cho các ngân hàng thành viên.

- NHNN cần quan tâm hơn nữa đến hoạt động kinh doanh thẻ của các NHTM Việt Nam, trong đó đặc biệt là vấn đề sử dụng thẻ giả mạo, gian lận để từ đó có thể kịp thời ban hành các quy định, chính sách nhằm giảm thiểu rủi ro xảy ra đối với hoạt động kinh doanh thẻ của các NH tạo điều kiện để đưa phương thức thanh toán bằng thẻ ngày càng phát triển tại Việt Nam.

- NHNN cần thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo về lĩnh vực thẻ cho các NHTM. Thẻ thanh toán là một lĩnh vực vẫn còn mới mẻ đối với ngành NH, chính vì vậy, trong thời gian qua các NH đều nổ lực rất lớn trong việc cử cán bộ sang các tổ chức thẻ quốc tế để tham gia các khóa học chuyên về lĩnh vực thẻ. Tuy nhiên, chi phí để tham dự khóa học do các tổ chức thẻ quốc tế tổ chức khá cao, và không chỉ NH nào có điều kiện tài chính để tham dự khóa học, vì vậy thiết nghĩ NHNN cần đứng ra tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn bằng cách mới các chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam để hướng dẫn, cung cấp kinh nghiệm về lĩnh vực thẻ cho các NHTM.

- Kiến nghị khác:

+ Tạo dựng một môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng thương mại nói chung và ngân hàng quốc doanh nói riêng mà trong đó cần xây dựng các khung pháp lý và các chế tài quy định và xử lý các vi phạm ngân hàng có biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh nhằm mục đích trục lợi và làm thương tổn đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng khác.

+ Đầu mối thực hiện kết nối, gắn kết các ngân hàng trong việc hợp tác đầu tư vào các cơ sở hạ tầng công nghệ hiện đại và triển khai các chương trìnhn phát triển dịch vụ thẻ trên cơ sở các bên cùng có lợi.

+ Trong điều kiện quy mô của các ngân hàng thương mại nước ta không lớn, nhiều ngân hàng tổ chức tín dụng dàn trải, điều này làm cho việc đầu tư vào công nghệ hiện đại có những hạn chế, bên cạnh đó các ngân hàng thiếu kinh nghiệm trong các nghiệp vụ kinh doanh thẻ, không phải ngân hàng nào cũng có đầy đủ điều kiện về hệ thống kỷ thuật, nghiệp vụ và nhân sự để triển khai dịch vụ thẻ. Chính vì vậy giải pháp kết nối hệ thống do NHNN làm đầu mối và đóng vai trò trung tâm thanh toán bù trừ là giải pháp tốt nhất cho thị trường thẻ Việt Nam phát triển. Điều này đem lại những lợi ích đáng kể:

 Tiết kiệm chi phí cho các ngân hàng khi đầu tư mua sắm hệ thống ATM và POS. Khi đó, một máy ATM tại một điểm giao dịch nào đó có thể sử dụng tất cả các loại thẻ của các ngân hàng, và mỗi cơ sở chấp nhận thẻ chỉ cần trang bị một

máy POS thay vì phải trang bị rất nhiều máy của các ngân hàng khác nhau.

Hệ thống thanh toán thẻ thống nhất tạo sự tiện lợi tối đa cho khách hàng vì có thể sử dụng thẻ tại bất cứ nơi nào với mức phí thống nhất. Vấn đề còn lại của các ngân hàng là công tác Marketing và chăm sóc khách hàng để phát hành được nhiều thẻ hơn các ngân hàng khác.

Có hệ thống thanh toán thẻ thống nhất mới giải quyết được yêu cầu cơ bản hiện nay là giảm lượng tiền mặt trong lưu thông. Các NHTM sẽ khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng phương thức thanh toán qua thẻ với những giao dịch lớn, điều này không chỉ có lợi cho doanh nghiệp về mặt an toàn lưu trữ và còn nhanh chóng và thuận tiện.

Xây dựng hệ thống thông tin tín dụng cá nhân để các ngân hàng có được những thông tin về chủ thẻ nhằm quản trị được rủi ro trong nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng.

Ngân hàng nhà nước đứng ra với vai trò là chủ đầu tư trong một số dự án cấp nhà nước trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đặc biệt là các dự án về hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trên cơ sở phối hợp với các bộ ban ngành liên quan và sự tham gia của các ngân hàng thương mại với tư cách là các cổ đông để rút ngắn thời gian nghiên cứu, triển khai và ứng dụng trên phạm vi toàn quốc các sản phẩm có chức năng hỗn hợp tài chính và phi tài chính.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giải pháp marketing dịch vụ thẻ thanh toán tại ngân hàng đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh đà nẵng (full) (Trang 91 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)