GIẢI PHÁP MARKETING DỊCH VỤ THẺ THANH TOÁN TẠI CHI NHÁNH BIDV ĐÀ NẴNG
3.2.3.3 Chính sách phân phối: mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ và cơ sở chấp nhận thẻ
nhận thẻ
Thực tế các tổ chức thẻ lớn ở Việt Nam từ nhiều năm trước thông qua việc lựa chọn đại lý thanh toán cho mình – ngân hàng trong nước là đại lý phát triển hệ thống máy chấp nhận thẻ của các tổ chức thẻ quốc tế phục vụ khách hàng quốc tế mang thẻ vào chi tiêu tại Việt Nam. Sau đó, họ chọn một số ngân hàng có khả năng làm đại lý phát hành thẻ trực tiếp cho các cá nhân trong nước. Tuy nhiên các loại thẻ được phát hành trong nước chỉ là thẻ tín dụng quốc tế với điều kiện phát hành khá khó khăn, thế nên số lượng phát hành tuy phát triển nhưng chưa đáp ứng được nhu cầu. Về bản chất thì thẻ tín dụng như là một khoản cho vay ngân hàng cho khách hàng để chi tiêu trước, cho nên khách hàng để được phát hành thẻ phải chứng minh khả năng tài chính hoặc ký quỹ một số tiền như tài sản đảm bảo đối với ngân hàng. Do việc chứng minh khả năng tài chính của khách hàng nhiều khi gặp khó khăn nên việc tín chấp phát hành thẻ còn hạn chế. Điều này khiến khách hàng cảm thấy ngân hàng khó khăn trong việc phát hành thẻ, nhưng thực ra ngân hàng rất cần khách hàng nhưng vì phòng ngừa rủi ro nên phải đặt ra một số quy định trước khi phát hành. Nhằm khắc phục tình trạng này mà vẫn đáp ứng được nhu cầu thanh toán trên phạm vi quốc tế không phải dùng tiền mặt, thẻ ghi nợ đang là giải pháp hưu
hiệu. Thẻ ghi nợ được kết nối trực tiếp với tài khoản tại ngân hàng của khách hàng. Điều này cho phép khách hàng chi tiêu trực tiếp trên số tiền mình có trong tài khoản, tài khoản có bao nhiêu thì mức chi tiêu sẽ bấy nhiêu. Do không như thẻ tín dụng là vay nợ ngân hàng, nên việc phát hành thẻ rất dể dàng như bất kỳ loại thẻ ATM nào hiện nay trên thị trường. Theo con số mà Visa đưa ra thì thẻ Visa Debit có thể thanh toán tại 6000 điểm chấp nhận thẻ tại Việt Nam và 25 triệu điểm thanh toán khác trên toàn cầu. Con theo con số mà Master Card đưa ra thì thẻ Master Card Dynamic ngoài thanh toán tại thị trường Việt Nam, có thể thanh toán tại 220 quốc gia với số lượng điểm chấp nhận thanh toán không kém gì Visa. Đây chính là lý do để ngân hàng kỳ vọng số lượng thẻ ghi nợ quốc tế phát hành sẽ tăng nhanh chóng trong thời gian tới.
Đối với thẻ nội địa thì chi nhánh cần Phát triển thêm tính năng của ATM với mục tiêu dể dàng sử dụng. Nâng cao tính năng trên các thẻ ATM nội địa, chuyển đổi các loại thẻ sang thẻ Chip để tăng độ an toàn và bảo mật cho khách hàng và ngân hàng.
Đồng thời, BIDV Đà Nẵng cần mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ thông qua việc chú trọng để mở rộng thị phần. Đây là nhân tố quyết định sự thành công của dịch vụ thẻ:
- Khai thác các điểm đặt máy ATM: chú trọng những nơi nhiều công nhân, nhiều khách du lịch, các hệ thống khách sạn, nhà hàng, trung tâm thương mại…bảo đảm mật độ máy tránh trường hợp nơi tập trung quá nhiều, trong khi nơi thì quá ít. Ngoài ra, thiết bị phải được đặt tại vị trí đảm bảo tránh được các yếu tố có hại của tự nhiên và do con người (nhiệt độ cao, độ ẩm cao, sự rung động mạnh...). Điểm đặt thiết bị đảm bảo tạo điều kiện dễ dàng cho công tác sửa chữa, bảo dưỡng thiết bị và các bộ phận liên quan. Đảm bảo thiết bị luôn ở trạng thái sẵn sàng hoạt động.
- Khai thác cơ sở chấp nhận thẻ với mục tiêu thẻ BIDV có thể thanh toán mọi hàng hóa dịch vụ, mọi lúc, mọi nơi thuận tiện, nhanh chóng, chính xác, an toàn. Đối với CSCNT thẻ ghi nợ thì chú trọng các nhà hàng, khách sạn, cửa hàng thương mại...Để bước đầu mở rộng CSCNT thì ngân hàng phải từng bước giảm mức phí áp
dụng đối với các cơ sở này hoặc tính phí ưu đãi cho những CSCNT có doanh số thanh toán cao. Ngoài ra, cần có chính sách khen thưởng phù hợp để khuyến khích các chi nhánh khai thác, mở rộng mạng lưới thanh toán thẻ.
Các tiêu chí lựa chọn đơn vị chấp nhận thẻ:
+ Loại hình kinh doanh của đơn vị chấp nhận thẻ: cung cấp dịch vụ hay hàng hóa, xác định đối tượng khách hàng của đơn vị chấp nhận thẻ đó…
+ Điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật:
Khả năng truyền thông: nguồn điện, nguồn điện thoại ổn định, đảm bảo hoạt động của thiết bị và khả năng kết nối 24/24 giữa đơn vị chấp nhận thẻ và ngân hàng.
Tính quảng bá, dễ nhận biết: vị trí đặt thiết bị đảm bảo khách hàng dễ dàng quan sát và nhận biết điểm chấp nhận thanh toán qua thẻ.
+ Môi trường kinh doanh:
Yêu cầu về mặt pháp lý: Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hợp pháp, có địa điểm kinh doanh và giấy phép kinh doanh hợp lệ…
Đối tượng khách hàng (chủ thẻ) của đơn vị chấp nhận thẻ: Có thẻ và có thói quen sử dụng thanh toán qua thẻ.
Vị trí, địa điểm kinh doanh của đơn vị chấp nhận thẻ: thuận tiện, chú trọng đối với những địa bàn về du lịch, nằm tại các khu vực đông dân, tập trung thành phần trí thức, công chức (sử dụng nhiều thẻ), có nhiều khách nước ngoài, ở trong hoặc gần khuôn viên của các công ty, tập đoàn đang sử dụng dịch vụ thẻ của ngân hàng.
+ Đảm bảo an toàn trong hoạt động thanh toán của đơn vị chấp nhận thẻ: An toàn trong hoạt động thanh toán của đơn vị chấp nhận thẻ với ngân hàng: Thanh toán phí dịch vụ đầy đủ, chính xác và đúng thời hạn.
+ An toàn cho chủ thẻ: vị trí đặt thiết bị POS/EDC nằm trong tầm quan sát của khách hàng; Đảm bảo độ tin cậy và chân thực của nhân viên thực hiện các giao dịch trên POS.
thanh toán cho các đại lý nhanh chóng hơn, kịp thời hơn để hổ trợ các đại lý trong hoạt động kinh doanh của họ.