Khái quát tình hình đói nghèo ở một số tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc

Một phần của tài liệu xóa đói, giảm nghèo ở các huyện biên giới tỉnh lào cai trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 30)

6 Tây Nguyên

1.3.1.2.Khái quát tình hình đói nghèo ở một số tỉnh miền núi, biên giới phía Bắc

giới phía Bắc

Trong những năm qua công tác XĐGN ở nớc ta đã đạt đợc nhiều thành tựu, tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm đáng kể, song ở một số tỉnh miền núi biên giới phía bắc, điển hình nh tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn tỷ lệ hộ đói nghèo vẫn rất cao, cao hơn mức trung bình của khu vực Đông Bắc và toàn quốc. (Bảng 1.5). Cùng với các chính sách của Đảng và Nhà nớc, đảng bộ và chính quyền 2 tỉnh đã đề ra một số nghị quyết chuyên đề về XĐGN và đa ra một số mô hình XĐGN phù hợp với điều kiện của địa phơng, Tỉnh Hà Giang có mô hình "Bể nớc, mái nhà, con bò", mô hình "Hạ sơn", tỉnh Lạng Sơn có mô hình "Xóa nhà dột nát cho ngời nghèo'. Với những mô hình trên, cùng với việc thực hiện tốt các chủ trơng, chính sách của Đảng và Nhà nớc về XĐGN, công tác XĐGN ở tỉnh Lạng Sơn và Hà Giang đã từng bớc khởi sắc.

Là những tỉnh miền núi, biên giới với rất nhiều khó khăn, song Đảng bộ và chính quyền hai tỉnh biết phát huy những mặt lợi thế từ kinh kế cửa khẩu, du lịch, phát triển các ngành nghề truyền thống, từng bớc xã hội hóa công tác XĐGN. 5 năm qua, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh, số hộ nghèo ở tỉnh Lạng Sơn đã giảm từ 17,06% năm 2001 xuống còn 7,07% năm 2005; ở Hà Giang giảm từ 25,7% năm 2001 xuống còn 8,57% năm 2005 (theo chuẩn giai đoạn 2001-2005), thu nhập bình quân đầu ngời/tháng của 20% số hộ nghèo nhất năm 2001 đạt 71.321 đồng, năm 2005 đạt 104.200đồng, tăng 1,46lần. Tuy tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh song tốc độ giảm nghèo giữa các vùng không

đồng đều, vùng miền núi biên giới tốc độ giảm nghèo cao hơn vùng thấp có điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên tỷ lệ hộ đói nghèo ở vùng miền núi, biên giới lại cao gấp 3 lần vùng thấp [47, tr.8], [46, tr.5].

Hộ nghèo ở hai tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang đã có nhiều cơ hội tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản và dịch vụ sản xuất, góp phần tăng thu nhập, giảm nghèo. Cụ thể:

Tỉnh Hà Giang đã huy động đợc 80,1 tỷ đồng hỗ trợ cho 39.831 hộ nghèo và cận nghèo có thêm t liệu để tăng gia sản xuất nh trâu, bò, giải quyết sức kéo và sinh sản, mua máy nông nghiệp phục vụ sản xuất, phân bổ lại quỹ đất đai, tạo điều kiện có đất sản xuất cho nông dân. 39.831 hộ nghèo và cận nghèo đợc nhận vay vốn phát triển trâu, bò hàng hóa; 12.603 hộ đợc nhận dê giống; 11.583ha cây xa mộc đợc trồng; 5000 ha đất nơng đợc chuyển sang trồng cỏ phục vụ chăn nuôi; 3.712,62ha đất đợc đợc khai hoang nơng xếp đá và ruộng bậc thang, hỗ trợ kéo điện đến 2,5 vạn hộ đồng bào dân tộc vùng 3, trợ cấp tấm lợp cho 3,2 vạn hộ gia đình, 12.868 hộ đợc xóa nhà tạm và làm mới, xây dựng 3,1 vạn bể nớc ăn cho gia đình; 379.956 lợt học sinh con em DTIN và hộ nghèo đợc hỗ trợ cấp phát miễn phí sách và các thiết bị học tập; 1.937.055 lợt ngời nghèo, ngời DTIN đợc khám chữa bệnh miễn phí [47, tr.5- 6].

Tỉnh Lạng Sơn trong 5 năm qua đã cho 68791 lợt hộ nghèo vay vốn, tổng vốn d nợ trên 283,6 tỷ đồng; hằng năm có trên 10.000 học sinh đợc miền giảm học phí và các khoản đóng góp với kinh phí trên 500 triệu đồng mỗi năm, trong 3 năm từ 2001 đến 2003 toàn tỉnh đã hỗ trợ cải thiện nhà ở cho 819 hộ nghèo phải ở nhà tạm, dột nát với kinh phí thực hiện là 4,54 tỷ đồng. Trong quá trình triển khai thực hiện Chơng trình 135, để phù hợp với tình hình thực tế của địa phơng, UBND tỉnh Lạng Sơn đã ban hành Quyết định số 22/QĐ-UB, ngày 8/9/2003 về việc hỗ trợ hộ nghèo xã đặc biệt khó khăn 100 triệu đồng/xã/năm để khai hoang đất canh tác cho hộ nghèo, mỗi hộ 3 triệu đồng; nơi nào không có điều kiện khai hoang thì hỗ trợ đào ao, giếng nớc, hoặc mua con, cây giống phát triển sản xuất...[46, tr.9].

Hộ nghèo thuộc nhóm DTIN ở 2 tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số hộ nghèo, thờng cao gấp 10 lần tỷ lệ hộ nghèo dân tộc Kinh, nhóm dân tộc có tỷ lệ hộ nghèo cao là dân tộc Mông, Lô Lô, Pu Péo... Tại các huyện vùng núi cao, biên giới tỉnh Hà Giang nh Đồng Văn, Quảng Bạ, Mèo Vạc

tỷ lệ hộ nghèo cao gấp 1,7 lần tỷ lệ hộ nghèo chung của cả tỉnh, 93% hộ nghèo sống ở nông thôn, hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm 98% số hộ nghèo.

Một phần của tài liệu xóa đói, giảm nghèo ở các huyện biên giới tỉnh lào cai trong giai đoạn hiện nay (Trang 28 - 30)